Vai trò của Acid Folic trong thai kì

(3.98) - 31 đánh giá

Acid Folic là một “siêu anh hùng” của thai kỳ!

Bổ sung acid Folic với liều khuyến cáo 400 micrograms (mcg) trước và trong mang thai có thể giúp phòng ngừa các khuyết tật bẩm sinh ở não và tủy sống cho em bé của bạn. Cần bổ sung acid Folic hằng ngày và nên uống thêm một ly ngũ cốc.

Acid Folic là gì?

Acid Folic là một dạng vitamin B tổng hợp, được gọi là folate. Folate đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất hồng cầu và giúp cho ống thần kinh phát triển thành não và tủy sống bình thường. Nguồn thực phẩm chứa acid folic tốt nhất là ngũ cốc. Folate có trong tự nhiên được tìm thấy trong các loại rau có màu xanh và các loại trái cây có múi.

Nên bắt đầu bổ sung acid Folic khi nào?

Các khuyết tật bẩm sinh thường xuất hiện trong 3-4 tuần đầu tiên của thai kì. Do đó, cần thiết phải bổ sung Folate trong giai đoạn sớm của thai kỳ khi mà não và tủy sống của thai nhi đang trong giai đoạn hình thành.

Khi bạn đi khám để chuẩn bị cho việc mang thai, bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn bắt đầu dùng acid Folic. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng phụ nữ bổ sung acid folic ít nhất một năm trước khi mang thai làm giảm trên 50% nguy cơ sinh non.

CDC khuyến cáo nên bắt đầu bổ sung acid folic mỗi ngày tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai và trong suốt thai kì.

Tuy nhiên, CDC cũng khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng nên bổ sung acid Folic mỗi ngày. Vì vậy bạn nên bắt đầu bổ sung acid folic ngay từ bây giờ sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Nếu bạn đã bổ sung vitamin trước khi mang thai, bạn nên trao đổi với các bác sĩ sản khoa để đảm bảo chắc chắn rằng lượng vitamin bạn đang dùng là đủ cho thai kì, bao gồm cả acid folic. Nhu cầu sử dụng vitamin trước và trong khi mang thai là không giống nhau, có thể bạn cần nhiều hơn hoặc ít hơn so với trước khi mang thai.

Cần bổ sung bao nhiêu acid Folic là đủ?

Liều khuyến cáo sử dụng acid Folic cho tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 mcg mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng vitamin tổng hợp, nên kiểm tra xem có đảm bảo hàm lượng theo như khuyến cáo hay chưa. Nếu vì một số lí do mà bạn không muốn sử dụng vitamin tổng hợp, bạn có thể chỉ cần bổ sung acid Folic.

Đây là liều acid Folic hằng ngày được khuyến cáo trong các giai đoạn của thai kỳ:

  • Chuẩn bị mang thai: 400 mcg
  • Ba tháng đầu của thai kì: 400 mcg
  • Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai kì: 600 mcg
  • Trong khi cho con bú: 500 mcg

Lợi ích của acid folic là gì?

Nếu như không có đủ acid folic cho cơ thể, ống thần kinh của thai nhi có thể sẽ không đóng kín hoàn toàn và gây nên một số khuyết tật ống thần kinh.

Những khuyết tật này gồm:

Tật nứt đốt sống: sự phát triển không hoàn thiện của tủy sống hoặc đốt sống

Thai vô sọ: sự phát triển không hoàn chỉnh của một số phần của sọ não và não. Trẻ mắc dị tật vô sọ thường chết sau một thời gian ngắn, những trẻ bị nứt đốt sống có thể bị dị tật vĩnh viễn. Đó là những vấn đề thật sự đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cung cấp đủ acid folic có thể bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật ống thần kinh này ít nhất là 50%.

Theo CDC, nếu bạn đã có một bé bị khuyết tật ống thần kinh, cung cấp đủ acid folic có thể làm giảm nguy cơ cho thai kỳ sau khỏi dị tật ống thần kinh này lên tới 70%. Nếu như bạn đã có một bé bị khuyết tật ống thần kinh, bạn nên tăng cường lượng acid folic hằng ngày lên tới 4000 mcg (tương đương 4 mg) mỗi ngày. Đi khám bác sĩ để có liều lượng sử dụng thích hợp.

Bổ sung acid folic trước và trong thai kì cũng có thể bảo vệ thai nhi chống lại:

  • Sứt môi hở hàm ếch
  • Sinh non
  • Nhẹ cân lúc sinh
  • Sẩy thai
  • Thai kém phát triển trong tử cung

Acid folic cũng được gợi ý để làm giảm các yếu tố nguy cơ:

  • Biến chứng thai kỳ (Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có bổ sung acid folic trong quý 2 thai kì đã làm giảm nguy cơ tiền sản giật)
  • Bệnh tim
  • Đột quỵ
  • Một số loại ung thư
  • Bệnh Alzheimer

Nguồn thực phẩm chứa nhiều acid folic

Thức ăn có thể giúp bạn bổ sung acid folic trong thực đơn bao gồm:

  • 400 mcg: Ngũ cốc, ¾ cốc
  • 215 mcg: Gan bò, nấu chín, dầm
  • 179 mcg: Đậu lăng, hạt già, nấu chín, luộc, ½ cốc
  • 115 mcg: Rau bina, đông lạnh, nấu chín, luộc, 1cốc
  • 110 mcg: Mì trứng, nấu chín, ½ cốc
  • 100 mcg: Ngũ cốc bữa sáng, ¾ cốc
  • 90 mcg: Đậu tây, luộc, ½ chén

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/baby/folic-acid-and-pregnancy

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Võ Ngọc Tú - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm âm đạo (Nhiễm trùng âm đạo)

(18)
Biên dịch: Trần Hoàng Nhật Anh Đinh Hoàng Minh Rất nhiều phụ nữ đã gặp tình trạng này. Bạn đang bị phân tâm và lúng túng tại chỗ ngồi của mình vì cảm ... [xem thêm]

Bài 4 – Khi cuộc sống không như ta mong đợi

(69)
Khi lên kế hoạch có thai, ngoài việc chuẩn bị tinh thần và thể chất, bạn cần trang bị một số kiến thức cơ bản. Và nói thật, bạn cần chuẩn bị tâm lý ... [xem thêm]

Lựa chọn phương pháp ngừa thai sau sinh

(83)
Tại sao phải ngừa thai sau sinh? Nếu bạn không dùng biện pháp ngừa thai nào sau sinh, bạn có khả năng có thai lại rất sớm. Sử dụng một phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

Tác hại của thuốc lá, rượu bia và ma túy ở phụ nữ mang thai

(96)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Khi thai nhi ngôi mông

(45)
Thế nào là ngôi mông? Khoảng 3-4 tuần trước ngày sinh dự kiến, phần lớn thai nhi sẽ xoay đầu xuống dưới gần đường sinh (âm đạo). Nếu điều này không ... [xem thêm]

Chảy máu tử cung bất thường

(60)
Những điểm cơ bản trên lâm sàng Chảy máu tử cung bất thường (trước đây gọi là chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng [AUB]) là chảy máu xảy ra khi không ... [xem thêm]

Bài 46 – Những điều cần biết khi thai quá ngày dự sanh

(34)
Trước khi đọc bài này, bạn cần tìm lại bài “Cách tính tuổi thai và ngày dự sanh” để đọc trước sẽ dễ hiểu hơn. Ngày dự sanh bác sĩ thông báo cho ... [xem thêm]

Những vấn đề về sàn chậu

(69)
Những vấn đề về sàn chậu là gì? Các cơ quan vùng chậu bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, niệu đạo, ruột non và trực tràng. Các cơ quan này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN