Thoái hóa điểm vàng do tuổi

(3.89) - 42 đánh giá

Tìm hiểu chung

Thoái hóa cơ do tuổi là bệnh gì?

Thoái hóa cơ do tuổi là một tình trạng ở mắt thường gặp có thể dẫn đến mất thị lực và hay xảy ra ở những người độ tuổi từ 50 trở lên. Bệnh gây tổn thương tới điểm vàng, một điểm nhỏ nằm gần trung tâm của võng mạc và phần mắt cần thiết cho tầm nhìn trung tâm, giúp chúng ta nhìn thấy các vật thể thẳng trước mắt.

Ở một số bệnh nhân, thoái hóa điểm vàng do tuổi tiến triển rất chậm và không làm mất thị lực trong một thời gian dài. Tuy nhiên, ở những người khác, bệnh tiến triển nhanh hơn và có thể dẫn đến mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Khi thoái hóa điểm vàng do tuổi tiến triển, triệu chứng thông thường là cùng mờ ở trung tâm thị lực. Theo thời gian, vùng mờ có thể phát triển rộng hơn hoặc bạn sẽ có các điểm trống khi nhìn.

Mặc dù thoái hóa điểm vàng do tuổi không gây mù hoàn toàn nhưng bệnh sẽ gây trở ngại cho các hoạt động đơn giản hàng ngày, chẳng hạn như nhìn, lái xe, đọc, viết hoặc nấu ăn, sửa chữa các thứ xung quanh nhà.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi là gì?

Trong giai đoạn đầu của thoái hóa điểm vàng do tuổi, bạn sẽ không có dấu hiệu và triệu chứng nào. Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy là thị lực thay đổi dần dần hoặc đột ngột hay các đường thẳng xuất hiện méo mó. Sau đó, thị lực sẽ dần dần mất đi.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:

– Các vùng tối, mờ hoặc trắng xóa xuất hiện ở trung tâm thị lực.

– Trong một số ít trường hợp, việc quan sát về màu sắc sẽ thay đổi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi?

Mất thị lực do tổn thương các tế bào thần kinh phát hiện ánh sáng trong điểm vàng. Nguyên nhân gây ra tổn thương cho các tế bào thần kinh này là không rõ. Gen và tiền sử gia đình có thể đóng vai trò trong nguyên nhân gây bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi?

Thoái hóa cơ do tuổi phổ biến ở người da trắng hơn so với người Mỹ gốc Phi hoặc người gốc Tây Ban Nha/người La tinh. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi?

Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng này nếu đang gặp những điều kiện sau:

–Hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi.

–Chủng tộc. Thoái hóa điểm vàng do tuổi phổ biến hơn ở người da trắng hơn so với người Mỹ gốc Phi hoặc người gốc Tây Ban Nha/người La tinh.

–Tiền sử gia đình và di truyền. Những người có tiền sử gia đình về thoái hóa điểm vàng do tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Thoái hóa điểm vàng do tuổi do thoái hóa điểm vàng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều gen cùng với các yếu tố môi trường như hút thuốc lá và dinh dưỡng, hiện nay không có xét nghiệm di truyền.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị thoái hóa điểm vàng do tuổi, họ sẽ khám kỹ lưỡng để xác định tình trạng này.

Một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này bao gồm:

– Xét nghiệm độ rõ nét của thị giác. Biểu đồ mắt này đánh giá mức độ khoảng cách bạn nhìn thấy.

– Khám mắt. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử. Điều này giúp bác sĩ nhìn tốt hơn khu vực phía sau mắt bạn.

– Lưới Amsler. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn nhìn vào lưới Amsler.

– Chụp mạch huỳnh quang. Trong xét nghiệm này, một thuốc nhuộm huỳnh quang được tiêm vào cánh tay. Điều này giúp bác sĩ thấy các mạch máu bị rò rỉ, xảy ra trong thoái hóa điểm vàng do tuổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi?

Trên thực tế, không có phương pháp điều trị nào đối với thoái hóa điểm vàng do tuổi nếu bạn không có dấu hiệu và triệu chứng hay mất thị lực. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên khám mắt ít nhất mỗi năm một lần. Khám mắt sẽ giúp xác định xem tình trạng bệnh của bạn có tiến triển hay không.

Nếu bạn bị thoái hóa điểm vàng do tuổi mức độ trung bình hoặc nặng, bạn có thể dùng chất bổ sung. Tuy nhiên, bạn cần đọc nhãn thuốc cẩn thận vì nhiều chất bổ sung có thành phần hoặc liều khác nhau. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc bổ sung nào là phù hợp với bạn.

Một số điều trị cho các trường hợp nặng như:

– Tiêm;

– Liệu pháp quang động;

– Phẫu thuật bằng laser.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi?

Một số phương pháp bạn có thể áp dụng để hạn chế diễn tiến bệnh bao gồm:

– Tìm hiểu thêm về việc mất thị lực.

– Khám bác sĩ và nhận các thiết bị và kỹ năng để giúp bạn thực hiện các công việc trong cuộc sống hàng ngày.

– Cố gắng giữ thái độ tích cực.

– Giữ mối liên hệ với gia đình và bạn bè.

– Tìm một cố vấn chuyên nghiệp hoặc nhóm hỗ trợ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Suy thận mạn

(69)
Tìm hiểu chungBệnh suy thận mạn là gì?Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc ... [xem thêm]

Vôi hóa tiền liệt tuyến

(81)
Vôi hóa hay sỏi tiền liệt tuyến thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và thường liên quan với viêm tiền liệt tuyến mạn tính. Bệnh không gây ảnh hưởng ... [xem thêm]

Lo âu

(65)
Tìm hiểu chungLo âu là bệnh gì?Lo lắng là một trạng thái bình thường. Tuy nhiên, luôn luôn lo lắng bồn chồn quá mức lại trở thành bệnh lý – gọi là rối ... [xem thêm]

Sa tạng vùng chậu

(90)
Tìm hiểu chungSa tạng vùng chậu là bệnh gì?Sa tạng vùng chậu xảy ra khi các cơ và dây chằng hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu bị suy yếu. Điều này ... [xem thêm]

Xuất huyết dưới nhện

(59)
Định nghĩaXuất huyết dưới nhện là bệnh gì?Xuất huyết dưới khoang nhện hay còn gọi là xuất huyết dưới nhện. Đây là sự chảy máu đột ngột vào khoang ... [xem thêm]

Rối loạn giấc ngủ

(24)
Tìm hiểu chungRối loạn giấc ngủ là bệnh gì?Rối loạn giấc ngủ là tình trạng cận giấc ngủ khi bạn thường xuyên gặp ác mộng. Nếu bạn thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Chứng ngủ rũ

(97)
Tìm hiểu chungChứng ngủ rũ là gì?Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo, là một nguyên nhân có ... [xem thêm]

Chứng sợ lỗ

(51)
Tìm hiểu chungChứng sợ lỗ là gì?Chứng sợ lỗ là một nỗi sợ hãi hay ghê tởm một chùm lỗ nằm sát nhau. Những người này cảm thấy buồn nôn khi nhìn vào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN