U hạt vành

(3.73) - 54 đánh giá

Định nghĩa

U hạt vành là bệnh gì?

U hạt vành là bệnh ngoài da mãn tính. Đặc trưng của bệnh này là trên da sẽ xuất hiện những đốm vành đỏ hình nhẫn. Bệnh thường xuất hiện ở tay hoặc chân. U hạt vành là bệnh khá phổ biến và không cần phải điều trị vì chúng không gây ngứa, đau hoặc các tổn thương khác.

Những ai thường mắc phải u hạt vành?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở trẻ em và thiếu niên. Phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của u hạt vành là gì?

U hạt vành có thể bắt đầu như một vết sưng đỏ nhỏ và phát triển thành một vòng tròn hay thậm chí nhiều vòng tròn trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân và trên khớp (khuỷu tay và đầu gối). Những vết sưng này hơi lõm ở giữa và có thể gây ngứa, đặc biệt là đối với những người trên 40 tuổi thường ngứa rất dữ dội. Một số vết có thể biến mất trong vài tháng, nhưng ở một số người có thể kéo dài trong nhiều năm.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Liên hệ cho bác sĩ nếu bạn bị ngứa, có vảy hay có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, sưng hoặc chảy mủ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra u hạt vành là gì?

Nguyên nhân gây ra u hạt vành hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường thường hay mắc phải bệnh này. U hạt vành không có tính di truyền nhưng có xu hướng tái phát.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u hạt vành?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc u hạt vành như:

  • Mắc phải các bệnh như béo phì, tuyến giáp.
  • Bị động vật hoặc côn trùng cắn.
  • Tiêm chủng.
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u hạt vành?

Do u hạt vành thường không phải là căn bệnh nguy hiểm nên việc điều trị thường không cần thiết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể kê toa các loại kem steroid hoặc thuốc mỡ để bôi lên da. Steroid cũng có thể được dùng dưới dạng tiêm trực tiếp. Ngoài ra, đối với những trường hợp u hạt vành lan rộng và có xu hướng nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành các liệu pháp ánh sáng tia cực tím đặc biệt hoặc các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u hạt vành?

Các bác sĩ thường chẩn đoán bằng cách nhìn vào da. Ngoài ra bạn cũng sẽ thực hiện sinh thiết da hoặc soi tươi KOH. Phương pháp này được thực hiện nhằm xác định xem bạn có bị nhiễm các loại nấm da khác hay không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u hạt vành?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u hạt vành:

  • Cần phải kiên nhẫn trong việc điều trị do u hạt vành không gây hại đến tính mạng.
  • Gọi cho bác sĩ ngay khi bạn bị ngứa, lên vảy da hoặc nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt cao, viêm sưng, chảy mủ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm trùng Echinococcus

(66)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng Echinococcus là gì?Echinococcus là một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng sán dây từ họ Echinococcus gây ra. Một vài loại sán dây khác nhau ... [xem thêm]

Hẹp thanh quản

(65)
Tìm hiểu chungHẹp thanh quản là bệnh gì?Hẹp thanh quản là tình trạng thanh quản bị thu hẹp, dù ở trên thanh âm (thuộc về cửa hầu) hoặc duới thanh âm, có ... [xem thêm]

Tắc tuyến lệ

(56)
Tìm hiểu chungBệnh tắc tuyến lệ là gì?Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nước ... [xem thêm]

Ung thư dương vật

(44)
Tìm hiểu chungUng thư dương vật là bệnh gì?Ung thư dương vật là bệnh ung thư xảy ra ở dương vật với tỷ lệ người mắc và tử vong cao, thường xảy ra ở ... [xem thêm]

Viêm màng não do vi khuẩn

(53)
Tìm hiểu về bệnh viêm màng não do vi khuẩnBệnh viêm màng não do vi khuẩn là gì?Viêm màng não do vi khuẩn, một dạng viêm màng não bắt nguồn từ nhiễm trùng do ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến giáp

(35)
Ở cổ có một bộ phận hình cánh bướm gọi là tuyến giáp, chịu trách nhiệm sản xuất hormone (nội tiết tố) điều hòa các phản ứng chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

Polyp cổ tử cung

(41)
Tìm hiểu chungPolyp cổ tử cung là gì?Polyp cổ tử cung là các khối u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung. Cổ tử cung nối tử cung và phần trên của âm đạo. ... [xem thêm]

Viêm phổi vi khuẩn

(35)
Định nghĩaViêm phổi vi khuẩn là bệnh gì?Viêm phổi vi khuẩn hay còn gọi là nhiễm trùng phổi. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN