Truy tìm thủ phạm gây cứng khớp ngón tay

(4.17) - 82 đánh giá

Ngón tay của bạn rất linh hoạt để làm một số việc như gõ bàn phím, lột vỏ trái cây, mặc quần áo… Do đó, khi bị cứng khớp ngón tay thì hoạt động hàng ngày của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Khi gặp phải triệu chứng cứng khớp ngón tay, ngoài việc tìm kiếm các phương pháp điều trị chuyên khoa, bạn hãy nên thử áp dụng những bài tập đơn giản dưới đây.

Bài tập chạm ngón

Bài tập này có thể giúp bạn kéo giãn khớp và gân. Bạn không nên tập luyện ngón tay quá mức.

Để bắt đầu bài tập này, bạn dang các ngón tay và hướng lên trên.

  • Giữ cổ tay và ngón tay của bạn trên cùng một mặt phẳng;
  • Cố gắng làm dấu ‘OK’ trong khi giữ các ngón tay khác thẳng và hướng lên trên. Nghĩa là giữ nguyên vị trí bắt đầu, sau đó giữ ngón trỏ và ngón tay cái lại gần cho đến khi 2 đầu ngón chạm vào nhau;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Tiếp tục với ngón tay thứ hai, thứ ba, thứ tư và ngón cái của bạn, mỗi ngón một lần. Các ngón tay khác nên hướng lên trên;
  • Lặp lại 10 lần với mỗi tay.

Bài tập trượt tay/ngón tay

Để bắt đầu bài tập này, duỗi thẳng các ngón tay.

  • Làm hình móc câu. Tức là bạn gập khớp thứ 2 ở các ngón tay cho đến khi đầu ngón tay chạm lòng bàn tay;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Nắm tay lại. Điều này có nghĩa là bạn gập cuộn các ngón tay về phía lòng bàn tay hoàn toàn. Lúc này, bạn không hề thấy các móng tay;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Nắm đấm thẳng. Nghĩa là bạn gập các ngón tay ở các khớp thứ hai hướng về phía trước nhưng chạm lòng bàn tay. Bạn sẽ có thể nhìn thấy móng tay;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu.

Bài tập dạng ngón cái để giảm cứng khớp ngón tay

Để bắt đầu bài tập này, đưa ngón cái hướng ra ngoài.

  • Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay cái về phía lòng bàn tay;
  • Quay trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 10 lần với mỗi ngón tay cái.

Giảm cứng khớp ngón tay với bài tập kéo giãn ngón tay

Bài tập này có thể giúp làm giảm độ cứng của khớp và cải thiện chuyển động của bạn.

Trước tiên, bạn hãy đặt tay lên trên một chiếc bàn bằng phẳng, lòng bàn tay úp xuống, các ngón tay hướng ra ngoài.

  • Kéo giãn ngón tay để lòng bàn tay có thể chạm vào bề mặt bàn. Giữ bàn tay phẳng trên mặt bàn nhiều nhất có thể;
  • Giữ tư thế này trong 30 giây;
  • Thư giãn và trở lại vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 5 lần với mỗi tay.

Bài tập kéo giãn ngón

Bài tập này có thể giúp tăng phạm vi chuyển động ngón tay của bạn và giảm độ cứng.

Để bắt đầu bài tập này, giữ bàn tay với lòng bàn úp xuống dưới.

  • Cong ngón tay cho đều khi đầu ngón chạm vào phần gốc mỗi ngón tay;
  • Giữ tư thế này trong 30 giây;
  • Thả ngón tay và trở về vị trí bắt đầu;
  • Lặp lại 5 lần với mỗi tay.

Nếu bạn bị cứng ngón tay, bạn có thể thử 5 bài tập trên. Chúng giúp tăng cường lực ngón tay và giảm độ cứng. Tuy nhiên, nếu cứng ngón là những triệu chứng của các vấn đề về khớp, xương, gân hoặc dây chằng thì bạn cần đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bé ngủ ngon hơn với hai phương pháp luyện ngủ của Hello Bacsi

(79)
Giấc ngủ rất quan trọng vì giúp một người hàn gắn các vết thương và tái tạo năng lượng cho ngày mới. Với gia đình có con nhỏ, nếu trẻ có thể ngủ ... [xem thêm]

Những phương pháp giúp giảm đau răng hiệu quả

(54)
Khi bị đau răng, điều trị các cơn đau là mối quan tâm hàng đầu. Điều đầu tiên cần làm là hẹn gặp nha sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều ... [xem thêm]

Chèn băng nâng đỡ âm đạo

(96)
Tìm hiểu chungChèn băng nâng đỡ âm đạo là gì?Chèn băng nâng đỡ âm đạo là loại phẫu thuật được dùng để chữa các bệnh như sa tử cung hoặc són ... [xem thêm]

7 loại hạt tốt cho sức khỏe bạn nên chuẩn bị cho dịp Tết

(67)
Đôi khi các món ăn thường ngày vẫn chưa cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất đâu. Bạn hãy bổ sung các loại hạt rất tốt cho sức khỏe sau để khỏe ... [xem thêm]

Hormone FSH là gì? Vai trò của hormone đối với cơ thể

(50)
Bạn đã bao giờ thắc mắc hormone FSH là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của cơ thể chưa? Đây là một trong những nội tiết tố rất quan ... [xem thêm]

Tim mạch mẹ khỏe nhờ cho con bú

(98)
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ cho con bú sẽ mang lại nhiều lợi ích mà có thể bạn không ngờ đến.Ngoài ... [xem thêm]

10 bước làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh

(25)
Bạn đã bao giờ nghe đến Hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)? Đó là tình huống mà bé tử vong đột ngột khi đang ngủ mà không thể giải thích ... [xem thêm]

4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

(41)
Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN