Những phương pháp giúp giảm đau răng hiệu quả

(3.97) - 54 đánh giá

Khi bị đau răng, điều trị các cơn đau là mối quan tâm hàng đầu. Điều đầu tiên cần làm là hẹn gặp nha sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị răng đau. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm đau nhanh chóng tại nhà bằng các thuốc giảm đau răng không kê toa và các phương pháp khác.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng là tổn thương trong răng và miệng với các triệu chứng như:

  • Đau nhói hoặc đau âm ỉ
  • Đau dai dẳng lan rộng có thể do bị nhiễm trùng hay áp xe trong răng hoặc nướu răng.

Bạn có thể nhầm lẫn tăng áp lực xoang với đau răng. Dịch nhầy tích tụ trong xoang có thể tạo áp lực lên một hoặc nhiều răng hàm trên. Viêm nướu cũng có thể dẫn đến bệnh nướu răng, gây đau khu vực xung quanh răng và nướu.

Nếu các cơn đau làm bạn khó chịu và bạn không thể chịu đựng được trước khi đến gặp nha sĩ, bạn hãy dùng các thuốc giảm đau răng không kê toa và các biện pháp xử trí tại nhà.

Các thuốc giảm đau răng không cần toa

Tùy thuộc vào các triệu chứng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau răng không cần toa và điều trị bằng nhiệt độ để giảm bớt đau nhức răng trước khi đến gặp nha sĩ.

Benzocain là thuốc gây tê cục bộ, tạm thời làm dịu và giảm đau trên khu vực cần điều trị. Khi phết thuốc vào răng và nướu, bạn sẽ có cảm giác tê liệt trong răng, giảm đau nướu và răng, giảm đau nhói và áp lực xoang liên quan đến răng. Tuy nhiên, thuốc benzocaine không nên sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là một lựa chọn an toàn để giảm đau răng do răng sâu, bệnh nướu răng hoặc áp lực xoang trong thời gian ngắn. Bạn có thể mua một số loại thuốc kháng viêm không steroid ngay tại tiệm thuốc. Các thuốc này không chỉ cắt cơn đau nhói do sâu răng, mà còn giúp giảm viêm. Bạn có thể làm giảm tình trạng viêm, triệu chứng đau đớn của viêm xoang, viêm nướu và áp xe răng với aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, các thuốc kháng viêm không steroid không nên sử dụng hơn 10 ngày mà không có chỉ định của với bác sĩ.

Một loại thuốc giảm đau răng khác là acetaminophen. Khác với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoạt động như một thuốc giảm đau, giảm viêm và giảm sốt, acetaminophen chỉ hoạt động như một thuốc giảm đau và giảm sốt nhưng không điều trị viêm nhiễm. Do tính chất giảm đau, acetaminophen là thuốc giảm đau được chỉ định đầu tiên để cắt các cơn đau nhói liên quan đến sâu răng cấp cũng như đau dai dẳng lan rộng.

Các biện pháp xử lý tại nhà để trị đau răng

Thông thường, các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm đau nếu bạn kết hợp với thuốc giảm đau không cần toa.

Khi áp lực xoang dẫn đến đau răng, bạn hãy thử dùng hơi nước nóng từ vòi sen để giúp làm lỏng chất nhầy tích tụ vùng má và giảm bớt áp lực trên răng. Tương tự như vậy, chườm một túi nước đá để làm tê cảm giác áp lực lên răng hàm trên.

Để thay thế cho benzocaine, bạn có thể thử tinh dầu đinh hương, một chất gây tê. Bạn bôi dầu đinh hương trực tiếp lên trên chỗ áp xe của răng hoặc nướu viêm để giảm triệu chứng nhanh chóng.

Giải pháp giảm đau lâu dài

Nếu bạn cảm thấy răng hay nướu bắt đầu bị đau, các thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời trong thời gian chờ đến gặp nha sĩ, bn hãy ghi nhớ rằng việc trì hoãn điều trị có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý tiềm ẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày để giúp phục hồi những tổn thương sớm của răng và nướu răng, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe răng miệng mỗi 6 tháng để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng gây đau.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh hoang tưởng tự cao?

(68)
Hoang tưởng tự cao là một niềm tin lệch lạc, bất thường về cái tôi của một người. Chẳng hạn như, người bệnh có thể tin rằng họ là người nổi ... [xem thêm]

Tìm hiểu các bước chăm sóc da Hàn Quốc

(90)
Phụ nữ Hàn Quốc luôn khiến mọi người ngạc nhiên với làn da trẻ trung, không khuyết điểm bất kể tuổi tác của mình. Thật ra bí mật đằng sau làn da ấy ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các thăm khám và xét nghiệm thường quy trong thai kỳ

(21)
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm thường quy để đảm bảo sức khỏe của bạn và bé cưng. Trong số những xét nghiệm ... [xem thêm]

Són tiểu ở nữ giới

(89)
Tìm hiểu chungSón tiểu ở nữ giới là tình trạng gì?Són tiểu ở nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Són tiểu là vấn đề phổ ... [xem thêm]

Bạn biết gì về viêm phổi thùy?

(10)
Ngày nay, bệnh viêm phổi thùy không còn xa lạ với mọi người. Bệnh lý này có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não, ... [xem thêm]

Dị ứng nhựa, đừng coi thường!

(84)
Dị ứng nhựa là một phản ứng xảy ra với những protein nhất định được tìm thấy trong mủ của cây cao su – một dạng chất lỏng màu trắng đục. Dị ứng ... [xem thêm]

5 thực phẩm giúp bé cải thiện trí nhớ và sự tập trung

(55)
Một trí nhớ tốt và sự tỉnh táo là điều kiện cần để bé yêu học tập và hoạt động thể chất tốt hơn. Vì vậy, não của con cần được bổ sung những ... [xem thêm]

Làm thế nào để chọn được chiếc gối cho bà bầu phù hợp?

(44)
Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn thì giấc ngủ cũng là điều mà bà bầu cần chú ý để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi. Vào những tháng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN