4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

(4.44) - 41 đánh giá

Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp phải khi ăn trong thời gian mang thai.

Thịt xông khói là món ăn có nguồn gốc từ châu Âu với nguyên liệu chính là thịt động vật được chế biến sẵn. Tuy được chế biến qua nhiều công đoạn, nhưng đây vẫn không phải là món ăn an toàn với phụ nữ mang thai. Món ăn này có thể đem đến cho bà bầu những nguy cơ gì? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết thêm một số thông tin về loại thực phẩm này nhé.

Nguy cơ khi ăn thịt xông khói trong thời gian mang thai

Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên ăn thịt xông khói sẽ có nguy cơ gặp phải những vấn đề sau:

1. Nhiễm khuẩn

Do những thay đổi về mặt thể chất, hệ miễn dịch của bà bầu thường kém đi rất nhiều. Vì vậy, bà bầu rất dễ trở thành đối tượng tấn công của các loại vi khuẩn. Trong khi đó, thịt xông khói thường chứa nhiều vi khuẩn có hại như vi khuẩn salmonella, vi khuẩn listeria… có thể gây:

  • Sinh non
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
  • Sẩy thai
  • Thai chết lưu

Nếu được chế biến đúng cách, các loại vi khuẩn này đều có thể bị giết chết. Do đó, trong thời gian mang thai, nếu bạn muốn ăn thịt xông khói, hãy nấu chín trước khi ăn nhé.

2. Lượng muối quá nhiều

Thịt xông khói là loại thực phẩm có chứa rất nhiều muối (3 lát thịt chứa khoảng 700mg muối) và natri nitrit. Điều này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối có thể khiến bà bầu dễ bị tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn quá 2.400mg muối mỗi ngày).

3. Chứa nhiều chất béo

Thịt xông khói rất ngon, một phần là do nó có chứa nhiều chất béo bão hòa (3 lát thịt xông khói chứa hơn 11g chất béo). Theo khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association), mỗi ngày, bà bầu không nên tiêu thụ quá 13g chất béo bão hòa. Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng nồng độ cholesterol xấu (cholesterol LDL) trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều chất béo và calorie cũng có thể dẫn đến béo phì.

4. Chứa chất bảo quản

Do là thực phẩm được chế biến sẵn nên đa phần các loại thịt xông khói thường chứa rất nhiều chất bảo quản để có thể lưu trữ được lâu và giữ nguyên hương vị của thực phẩm. Trong thời gian mang thai, nếu bà bầu ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản thì có thể gây ra tác động không tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi.

Lợi ích của việc ăn thịt xông khói

Nếu bạn chế biến thịt xông khói đúng cách và ăn ở mức độ vừa phải, món ăn này vẫn đem đến một số lợi ích sức khỏe như:

  • Thịt xông khói có hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe bà bầu như: vitamin B6, vitamin B12, sắt, magiê, kẽm…
  • Với những người không thích ăn cá, thịt xông khói có thể là nguồn thực phẩm thay thế giúp bổ sung omega-3 cho cơ thể.
  • Ngoài ra, thịt xông khói cũng rất giàu cholin, tốt cho khả năng ghi nhớ và sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Theo các nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina, Mỹ, nếu phụ nữ mang thai không bổ sung đủ cholin trong thai kỳ thì bé sẽ nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 4 lần.

Cách chế biến và xử lý thịt xông khói

Tuy thịt xông khói có thể gây ra nhiều nguy cơ cho bà bầu nhưng nếu biết cách chế biến và xử lý, bạn vẫn có thể ăn món ăn này trong thời gian mang thai.

Chọn mua thịt xông khói

Khi chọn mua thịt xông khói, bạn hãy:

  • Lựa chọn thịt được chế biến kỹ
  • Ưu tiên những sản phẩm được sản xuất bởi các cơ sở uy tín, chất lượng
  • Xem kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì, tránh tình trạng mua phải sản phẩm quá “đát” (hết hạn sử dụng).

Bảo quản thịt xông khói

Thịt xông khói nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4,4°C hoặc thấp hơn. Nếu để trong ngăn mát, thời hạn sử dụng là khoảng 7 ngày. Còn nếu bạn để trong tủ đông thì bảo quản được một tháng.

Chế biến thịt xông khói

Trước khi chế biến, hãy chú ý rửa tay sạch. Sau khi chế biến, bạn nên rửa sạch tất cả các dụng cụ đã tiếp xúc với thịt trong quá trình chế biến như thớt, dao, chén, đĩa… Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần phải nấu chín các loại thịt xông khói ở nhiệt độ trên 73,8°C trước khi ăn. Bạn có thể cho vào chảo và chiên kỹ.

Lựa chọn thay thế thịt xông khói cho bà bầu

Thịt xông khói thường chứa nhiều chất béo, muối và calorie, nếu ăn nhiều sẽ gây ra một số nguy cơ nhất định. Do đó, nếu thèm món ăn này trong thời gian mang thai, bạn có thể lựa chọn thịt xông khói làm từ đậu nành (thịt xông khói chay). Đây là loại thực phẩm không có hoặc có rất ít chất béo bão hòa và chỉ chứa khoảng 25 calorie.

Nếu bị nhiễm khuẩn, bạn cần phải làm gì?

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể có nguy cơ bị nhiễm khuẩn listeria khi ăn thịt xông khói. Khi rơi vào tình huống này, bạn sẽ có các triệu chứng sau:

  • Đau dạ dày
  • Mệt mỏi
  • Nôn
  • Sốt

Những triệu chứng này thường giống với các triệu chứng của thai kỳ. Do đó, nếu bạn thấy nghi ngờ, hãy đến bác sĩ khám ngay nhé. Nếu thật sự bị nhiễm khuẩn, hãy tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước để tránh mất nước.

Nhìn chung, bà bầu vẫn có thể thưởng thức thịt xông khói miễn là thịt đã được nấu chín kỹ. Hãy tránh ăn món ăn này bên ngoài bởi bạn không biết chắc được là thịt đã được chế biến kỹ hay chưa. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn ở một mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các tác dụng của cùi dừa bạn không thể bỏ qua

(47)
Cùi dừa tưởng chừng như chỉ là món ăn vặt khi buồn miệng mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Vậy bạn đã biết tác dụng của cùi dừa là ... [xem thêm]

8 cách dạy trẻ chậm nói cực hiệu quả được các chuyên gia nhi khuyên dùng

(79)
Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này, bởi số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng ... [xem thêm]

Hiện tượng ra đốm máu ở chị em phụ nữ

(32)
Tình trạng ra đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại? Nó là dấu hiệu của chứng bệnh nào hay không?Bài viết dưới đây sẽ trang bị ... [xem thêm]

Báo động thực trạng có quá nhiều đường trong thực phẩm cho trẻ ăn dặm

(14)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, nhiều sản phẩm cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi có hàm lượng đường chiếm đến 30% trên tổng số calo. WHO cũng đưa ra ... [xem thêm]

Sơ cứu và phòng chống sốc nhiệt trong mùa nóng

(88)
Sốc nhiệt là một loại đột quỵ khác biệt hoàn toàn với các loại đột quỵ khác, nó không phải là một cơn tai biến mạch máu não, mặc dù nó cũng ảnh ... [xem thêm]

Nhận biết bệnh và cách chữa trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh

(28)
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết vì rất giống nhiều bệnh lý khác như viêm phổi hay cảm lạnh. Bố mẹ cần nhận biết những triệu chứng đặc ... [xem thêm]

10 dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị đột quỵ

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Điểm mặt 10 thói quen gây hại cho răng

(98)
Răng là bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, chúng ta lại vô tình làm tổn thương răng vì những thói quen hằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN