Chèn băng nâng đỡ âm đạo

(4.02) - 96 đánh giá

Tìm hiểu chung

Chèn băng nâng đỡ âm đạo là gì?

Chèn băng nâng đỡ âm đạo là loại phẫu thuật được dùng để chữa các bệnh như sa tử cung hoặc són tiểu.

Yếu cơ vùng sàn chậu là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng tiểu không tự chủ này. Thường là do các cơ này bị giãn nở hoặc bị rách trong quá trình sinh đẻ của bạn.

Sa tử cung là khi tử cung bị lồi vào trong lòng âm đạo. Bàng quang (chứa nước tiểu), niệu đạo (dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) và trực tràng (ống cơ kiểm soát tiểu tiện) cũng có thể hạ xuống cùng với tử cung. Sa tử cung cũng có thể gây ra són tiểu.

Són tiểu do tăng áp lực là tình trạng nước tiểu rỉ ra từ bàng quang khi có sự tăng áp lực trong ổ bụng, chẳng hạn như khi bạn đang tập thể dục, cười, khi ho hoặc hắt hơi.

Phẫu thuật chèn băng nâng đỡ âm đạo hỗ trợ các cơ và dây chằng ở vùng sàn chậu, giúp giữ tử cung đúng chỗ, từ đó giảm áp lực lên bàng quang và làm giảm triệu chứng són tiểu.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật này?

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng nêu trên và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, giao tiếp của bạn thì bạn nên thực hiện phẫu thuật.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật chèn băng nâng đỡ âm đạo?

Phẫu thuật đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt (lỗ bịt là một lỗ được hình thành bởi các xương chậu của bạn, nằm ở gần khớp háng) là một phẫu thuật tương tự như phẫu thuật chèn băng nâng đỡ âm đạo nhưng vị trí đặt khác nhau.

Những phương pháp điều trị đơn giản hơn bao gồm các bài tập cơ vùng sàn chậu, kích thích điện, các thiết bị hỗ trợ tiểu không kiểm soát và làm phồng cổ bàng quang của bạn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Những rủi ro thường gặp nhất của phẫu thuật chèn băng nâng đỡ âm đạo là:

  • Tổn thương bàng quang hay niệu đạo (thủng)
  • Bạn gặp khó khăn khi đi tiểu sau khi phẫu thuật.

Chấn thương bàng quang và các vấn đề đi tiểu sau khi phẫu thuật thường ít gặp hơn đối với phương pháp đặt đai niệu đạo qua lỗ bịt. Nhưng phương pháp này lại có những rủi ro khác bao gồm:

  • Đau vùng háng sau phẫu thuật
  • Tê hoặc yếu ở vùng bẹn hoặc chân.

Ngoài ra còn có biến chứng xuất phát từ những miếng băng được dùng trong phẫu thuật. Chúng có thể làm mòn các mô ở vùng chậu của bạn.

Tất cả các ca phẫu thuật đều có nguy cơ nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác là phản ứng với thuốc gây mê, chảy máu quá nhiều hoặc tạo thành huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng bằng cách thực hiện cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như việc dừng ăn và ngưng sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện phẫu thuật chèn băng nâng đỡ âm đạo?

Bạn phải báo với bác sĩ về các loại thuốc gần đây bạn đang hoặc đã uống, tình trạng dị ứng và những bệnh trước đây bạn mắc phải trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê và lên kế hoạch gây mê cùng lúc. Điều quan trọng là phải thực hiện theo các hướng dẫn về vấn đề khi nào ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn rõ ràng trước khi phẫu thuật, chẳng hạn như việc liệu bạn có thể ăn bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật hay không. Thông thường, bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi làm phẫu thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến một vài giờ trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện phẫu thuật chèn băng nâng đỡ âm đạo là gì?

Phẫu thuật này thường được thực hiện khi bạn đã được gây mê toàn thân. Phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút.

Bác sĩ sẽ rạch hai vết ở phần bụng dưới của bạn và thêm một vết nữa ở vùng âm đạo ngay phía dưới niệu đạo (niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bạn).

Bác sĩ sẽ luồn kim có quấn băng từ một bên của niệu đạo lên vết cắt thứ nhất trên bụng và tiếp tục luồn kim có quấn băng khác từ bên kia niệu đạo lên vết cắt thứ hai trên bụng của bạn.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi khi thực hiện phẫu thuật?

Bạn sẽ được về nhà sau khi đã tiểu tiện được bình thường, thường là trong cùng ngày hoặc ngày hôm sau.

Bạn có thể trở lại làm việc sau 3-4 ngày, tùy thuộc vào công việc của bạn là gì. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ cần phải chờ từ 2 đến 4 tuần.

Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên làm công việc chân tay trong một khoảng thời gian. Đừng nhấc bất cứ vật gì nặng trong một vài tuần.

Tập vận động thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bạn bắt đầu thực hiện, hãy hỏi ý kiến các nhân viên y tế hoặc bác sĩ của bạn để được tư vấn.

Bạn hãy tiếp tục thực hiện các bài tập cơ vùng sàn chậu để ngăn chặn bệnh tái phát.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dẫn lưu bể thận

(84)
Tìm hiểu chungDẫn lưu bể thận là gì?Dẫn lưu bể thận là thủ thuật để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi thận bằng cách sử dụng ống thông. Nước tiểu bình ... [xem thêm]

Nội soi ổ bụng và chụp cản quang

(18)
Định nghĩaNội soi ổ bụng và chụp cản quang là gì?Nội soi ổ bụng và chụp cản quang là một thủ thuật được sử dụng để tìm ra lý do tại sao bạn khó ... [xem thêm]

Nối tắt dạ dày nội soi

(38)
Định nghĩaNối tắt dạ dày qua nội soi là gì?Nối tắt dạ dày nội soi là phẫu thuật khâu bấm dạ dày để tạo ra một túi dạ dày nhỏ hơn, sau đó đưa ... [xem thêm]

Mổ hở cắt túi mật

(49)
Tìm hiểu chungMổ hở cắt túi mật là gì?Mổ hở cắt túi mật là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật bằng đường mổ trực tiếp. Sỏi mật là những viên ... [xem thêm]

Thay khớp khuỷu tay

(56)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật thay khớp khuỷu tay là gì?Phương pháp này thường được dùng để điều trị các bệnh nhân bị viêm khớp. Nếu bạn bị đau khớp ... [xem thêm]

Mổ hở thoát vị vết mổ

(90)
Tìm hiểu chungMổ hở thoát vị vết mổ là gì?Mọi phẫu thuật bụng đều cần rạch những đường mổ và chúng được khâu lại bằng chỉ. Thỉnh thoảng vết ... [xem thêm]

Rách chóp xoay vai

(76)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật rách chóp xoay vai là gì?Phẫu thuật rách chóp xoay vai là phẫu thuật để điều trị những tổn thương ở chóp xoay vai. Chóp xoay được ... [xem thêm]

Thoát vị rốn ở trẻ

(16)
Định nghĩaPhẫu thuật thoát vị rốn là gì?Phẫu thuật thoát vị rốn là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối thoát vị quá lớn hoặc gây đau cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN