Triệu chứng đau khi quan hệ: Cẩn thận không nguy!

(3.99) - 66 đánh giá

Triệu chứng đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm. Bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Đau khi quan hệ có thể do nhiều nguyên nhân. Và những cơn đau này xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Đau khi quan hệ là tình trạng khá phổ biến, gây đau từ trung bình đến nặng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở âm đạo, âm hộ, tử cung, đáy chậu, bàng quang, vùng xương chậu và thắt lưng trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Theo một nghiên cứu gần đây, trong 4 người sẽ có 3 người cảm thấy đau trong hay sau khi quan hệ. Trong một vài trường hợp, cơn đau là tạm thời. Ở một số trường hợp khác, cơn đau sẽ kéo dài hơn.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau trong và sau khi quan hệ:

  • Viêm âm đạo
  • U nang buồng trứng
  • Viêm nhiễm nấm kéo dài
  • Tổn thương thành xương chậu sau khi sinh đẻ hoặc phẫu thuật
  • Thiếu sự kích thích tình dục, thiếu ham muốn tình dục
  • Nhiễm nấm âm hộ
  • Viêm âm hộ
  • Thay đổi hormone
  • Chứng co đau âm đạo
  • Dị ứng
  • Khô âm đạo.

Trong trường hợp bạn có các triệu chứng trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có thể. Chúng bao gồm cảm giác đau rát, đau thành xương chậu, đau xương cụt và đau bộ phận sinh dục.

Làm gì khi những cơn đau xuất hiện?

Tham khảo ý kiến bác sĩ bất kỳ khi nào bạn có các triệu chứng, hãy nói với họ để được chữa trị kịp thời.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện kiểm tra xương chậu để nhận biết nguyên nhân gây đau. Bạn nên chỉ ra cụ thể vị trí, độ dài và thời gian đau. Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân bên trong của bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể thử một vài cách sau đây để kiểm soát cơn đau của mình.

  • Bạn có thể dùng gel bôi trơn, ngâm nước ấm, đi tiểu, chia sẻ với bạn tình về căn bệnh, lập kế hoạch thời gian quan hệ tình dục hợp lý, chọn tư thế thoải mái để giảm đau
  • Chườm đá âm hộ
  • Dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) do bác sĩ chỉ định
  • Vệ sinh cẩn thận bộ phận sinh dục để an toàn khi quan hệ hay kiểm tra phụ khoa thường xuyên
  • Thường xuyên tập kegel để tăng sức mạnh cơ thành xương chậu.

Bạn không nên coi thường những cơn đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp chữa trị sớm nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cảnh báo các bệnh về lưỡi mà bạn thường gặp

(28)
Mỗi khi đánh răng, bạn nên lưu ý vệ sinh lưỡi nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, đồng thời phát hiện sớm những triệu chứng bệnh về lưỡi. ... [xem thêm]

Hay nóng giận vô cớ? Có thể vì mất cân bằng nội tiết

(86)
Tâm trạng của bạn đang “tuột dốc không phanh”? Đó có thể là do tác động của ngoại cảnh, nhưng cũng rất có khả năng là bởi một nguyên nhân khác xuất ... [xem thêm]

Rau dệu: Giúp mọc tóc, ngủ ngon và chữa ung thư

(78)
Rau dệu có tên khoa học là Alternanthera sessilis. Đây là loài cây thân thảo, có hoa, bò trên mặt đất, thuộc họ dền, còn có tên là diếp bò, diếp không cuống, ... [xem thêm]

Tái tạo vú

(49)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

8 dấu hiệu cho thấy bạn có thể sống thọ

(52)
Những dấu hiệu dự báo bạn có thể sống thọ xuất phát từ thói quen sống hàng ngày, sở thích cá nhân và các mối quan hệ xung quanh. Bạn có tò mò muốn biết ... [xem thêm]

Chứng đau đầu do biến chứng bệnh tiểu đường

(28)
Tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chuyển hóa gây ra tình trạng đường huyết (glucose) bất thường. Tiểu đường kéo theo một loạt các ... [xem thêm]

Cần biết gì về tiêm phòng cho trẻ sinh non?

(86)
Bố mẹ cần tiêm phòng cho trẻ sinh non khi bé được 2 tháng tuổi giống như những trẻ sinh đủ tháng khác vì con có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.Dù một số cột ... [xem thêm]

Nỗi khổ của mẹ bầu lúc ngủ: bị chuột rút

(42)
Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu khi đang ngủ. Nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng chuột rút khi ngủ trong thai kỳ vẫn chưa được ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN