Tăng cường vitamin C để giảm bệnh thiếu máu

(3.68) - 39 đánh giá

Như hầu hết các loại vitamin khác, cơ thể không tự tạo ra vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) nhưng hầu hết vitamin C sẽ được lấy từ các loại thực phẩm bổ sung.

Vitamin C giúp tăng cường hấp thu chất sắt góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chức năng trong cơ thể. Sắt giúp tạo ra hemoglobin có trong tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Vitamin C cũng hỗ trợ trong việc tạo tế bào hồng cầu. Sự thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến thiếu máu hoặc giảm lượng hồng cầu.

Nguồn vitamin C tốt nhất là rau và trái cây, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt. Trái cây có múi bao gồm cam, bưởi, quýt và các loại hoa quả tương tự. Trái cây tươi và đông lạnh, rau, nước trái cây thường có nhiều vitamin C hơn so với thực phẩm đóng hộp.

Bạn có thể bị thiếu vitamin C nếu bạn không hấp thu đủ vitamin C trong các loại thực phẩm bạn ăn. Thiếu vitamin C cũng có thể là do suy yếu khả năng hấp thu vitamin C từ thức ăn của bạn. Ví dụ việc hút thuốc lá làm suy yếu khả năng hấp thu vitamin C của cơ thể. Bệnh thiếu máu do thiếu axit folic và vitamin C được điều trị bằng chế độ ăn uống bổ sung và tăng cường các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bạn.

Nguyên nhân của bệnh thiếu máu do thiếu vitamin C là gì?

Những nguyên nhân của thiếu hụt vitamin C dẫn đến thiếu máu bao gồm suy dinh dưỡng, cường giáp, ung thư hoặc cơ thể không có khả năng hấp thu chất sắt. Hút thuốc cũng làm cạn kiệt lượng vitamin C dự trữ trong cơ thể đến 30%.

Việc dùng thực phẩm giàu vitamin C chung với các loại thực phẩm giàu chất sắt tạo ra môi trường có tính axit trong dạ dày giúp hấp thu sắt. Người lớn thường hấp thụ từ 10–15% chất sắt từ thức ăn. Họ sẽ hấp thụ heme iron (chất sắt tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật) tốt hơn non-heme iron (chất sắt tìm thấy trong thực vật) và việc hấp thụ không phụ thuộc vào loại thực phẩm.

Tuy nhiên, việc hấp thu non-heme iron bị ảnh hưởng bởi sự hấp thụ các chất khác như vitamin C. Người hấp thụ protein chủ yếu từ nguồn thực vật và những người bị thiếu hụt vitamin C có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu, trong đó người ăn chay có nguy cơ bị thiếu sắt lên đến 40%.

Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu vitamin C, bạn có thể trông xanh xao, yếu người, nhịp tim tăng nhanh khi hoạt động thể chất, cảm thấy lạnh, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, đỏ và sưng lưỡi. Những triệu chứng thường gặp khác bao gồm sụt cân, tiêu chảy, khó chịu, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Vitamin C hỗ trợ điều trị thiếu máu như thế nào?

Nếu bạn được chẩn đoán thiếu máu do thiếu vitamin C, bạn có thể được chỉ định dùng bổ sung vitamin C và bổ sung sắt để cải thiện tình trạng cũng như cải thiện bất kỳ dạng bệnh thiếu máu nào khác.

Bạn nên dùng chất sắt khi bụng trống để thuốc có thể được hấp thu tốt hơn dù việc này có thể gây đau bụng. Ăn các thực phẩm giàu vitamin C chung với các thực phẩm giàu chất sắt thực vật để tăng sự hấp thu. Không dùng thuốc kháng axit cùng lúc với sắt, vì thuốc kháng axit làm giảm độ axit có trong dạ dày và làm giảm sự hấp thu sắt.

Bạn nên phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu vitamin C như thế nào?

Trong khi bệnh thiếu sắt được xem là nguyên nhân chính gây thiếu máu do dinh dưỡng, việc thay đổi tình trạng các vitamin A, B12, C, E, axit folic và riboflavin cũng có liên quan đến việc phát triển và kiểm soát bệnh.

Nhìn chung, các tác động đến sức khỏe của việc bổ sung vitamin C trong việc kiểm soát chứng thiếu máu vẫn chưa rõ ràng. Tác động phức tạp của các loại vitamin trong việc tạo máu cũng chưa giải thích được sự thay đổi các đáp ứng huyết học với từng loại vitamin theo độ tuổi, chủng tộc, phức hợp vitamin và liều dùng. Do đó, cần có nghiên cứu chuyên sâu hơn để hiểu được vai trò của sự thiếu hụt từng vitamin và nhiều loại vitamin đối với chứng thiếu máu để thiết kế các vi chất dinh dưỡng can thiệp thích hợp giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Bạn đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vitamin C hoặc bất kỳ loại vitamin hay khoáng chất nào khác để được hướng dẫn bổ sung hợp lý nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu

(38)
Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng chạy thận nhân tạo, hẳn bạn sẽ muốn tìm hiểu tất cả về quá trình điều trị và tất cả những gì bạn có thể làm ... [xem thêm]

9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ dưa hấu

(42)
Dưa hấu chứa hàm lượng nước đến 92%, được coi là loại trái cây tươi mát và giải nhiệt tuyệt vời nhất mà bạn có thể thưởng thức trong những ngày hè ... [xem thêm]

Xóa tan nỗi khổ rậm lông của chị em

(12)
Tìm hiểu chungRậm lông là bệnh gì?Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát ... [xem thêm]

Khắc phục chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ

(54)
Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không giao tiếp được trong một số môi trường xã hội cụ thể, chẳng hạn như lúc đi học ... [xem thêm]

Thụt rửa âm đạo: Có nên hay không?

(58)
Ngày nay, hầu hết các tiệm thuốc tây đều có bán các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ dưới dạng chai rất tiện lợi cho người sử dụng xịt vào bên trong âm ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn hộp đựng thức ăn an toàn cho sức khỏe

(80)
Hộp đựng thức ăn là một vật dụng không thể thiếu khi bạn mang cơm trưa theo ăn khi đi học, đi làm hay đi picnic. Các hộp này ảnh hưởng trực tiếp tới ... [xem thêm]

Chậm phát triển tâm thần

(40)
Tìm hiểu chungChậm phát triển tâm thần là bệnh gì?Khuyết tật trí tuệ, từng được gọi là chậm phát triển tâm thần, đặc trưng bởi trí thông minh dưới ... [xem thêm]

24 tháng

(15)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN