Tổng quan 9 điều quan trọng cần biết về bệnh viêm dạ dày

(4.19) - 47 đánh giá

Viêm dạ dày là bệnh thường gặp trong dân số chung. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc triệu chứng bệnh chỉ là đầy bụng, khó tiêu, ợ chua ợ hơi nên nhiều người không chú ý, dẫn đến bỏ qua không đi khám bác sĩ và điều trị bệnh. Về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày là gì?

Những người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là:

  • Ăn mất ngon
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau vùng bụng trên
  • Đầy hơi sau khi ăn.

Nếu niêm mạc dạ dày bị chảy máu, bạn có thể sẽ có những triệu chứng như đi tiêu phân đen, ói ra máu hoặc dịch ói có màu nâu lợn cợn.

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng khác không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu cảm thấy dạ dày không thoải mái sau khi uống thuốc, đặc biệt là aspirin hoặc các loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, nếu bạn nôn ra máu hoặc có máu trong phân, bạn cũng nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân nào gây ra viêm dạ dày?

Nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày là:

  • Dùng một số loại thuốc như aspirin hay các thuốc kháng viêm không chứa steroid khác (NSAIDs)
  • Lạm dụng bia rượu
  • Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori.

Các nguyên nhân khác như rối loạn tự miễn dịch (như thiếu máu ác tính), trào ngược dạ dày, lạm dụng cocaine và căng thẳng.

Những ai thường mắc phải viêm dạ dày?

Viêm dạ dày rất phổ biến, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người hay sử dụng thuốc giảm đau hoặc lạm dụng bia rượu. Bạn có thể kiểm soát viêm dạ dày bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ viêm dạ dày?

Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, như:

  • Uống thuốc giảm đau thường xuyên
  • Lớn tuổi
  • Căng thẳng
  • Lạm dụng bia rượu
  • Các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dạ dày?

Việc chẩn đoán viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dạ dày?

Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori. Ngoài ra, bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:

  • Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine
  • Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dạ dày?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:

  • Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn
  • Ăn thức ăn nấu chín
  • Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng
  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ
  • Ngưng hút thuốc lá
  • Tái khám định kỳ để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Với sự tiến bộ của y học hiện tại, vi khuẩn Helicobacter pylori hoàn toàn có thể tiệt trừ bằng các phác đồ kháng sinh và thuốc kháng tiết dịch vị.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ chủng vi khuẩn kháng thuốc khá cao nên bạn nên tuân thủ điều trị đúng thuốc và đúng phác đồ của bác sĩ. Điều lưu ý là bệnh có khả năng tái phát do tái nhiễm Helicobacter pylori khi sử dụng chung chén đũa với người mang vi khuẩn, do đó nếu được nên khuyến khích người thân trong gia đình cùng tham gia điều trị nếu chẳng may họ cũng đồng mắc bệnh viêm dạ dày. Đây cũng là cách hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách điều trị đau thắt lưng tại nhà

(23)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Bố mẹ nên dùng Enterogermina cho con khi bị tiêu chảy ra sao?

(17)
Với những bố mẹ có con gặp vấn đề về tiêu hóa thì Enterogermina là một sản phẩm không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng mình đã dùng ... [xem thêm]

Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không?

(94)
Hiện nay, phụ nữ gặp phải các vấn đề về tuyến giáp khá phổ biến. Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không? Đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm. ... [xem thêm]

3 thành phần trong kem chống nắng gây mụn cho da

(10)
Kem chống nắng được xem là “vật bất ly thân” của mọi cô gái trước khi ra đường. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều rằng dùng kem chống nắng gây ... [xem thêm]

Sữa chuyển tiếp là gì?

(30)
Cách tạo ra sữa mẹQuá trình sản xuất sữa được tự động bắt đầu ngay khi bạn đẩy nhau thai ra. Cơ thể bạn sau khi đã trải qua chín tháng cho bé bú từ ... [xem thêm]

Massage đá nóng: Liệu pháp điều trị bệnh nhẹ nhàng

(90)
Bạn nghĩ chỉ có ai cần làm đẹp và thư giãn mới đến trung tâm spa để massage đá nóng? Thực tế, đây còn là một liệu pháp điều trị nhẹ nhàng mà bạn có ... [xem thêm]

Dị ứng phấn hoa: Triệu chứng, phân loại và cách điều trị

(46)
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư? ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh suy tuyến giáp

(62)
Dấu hiệu suy tuyến giáp thường biểu hiện qua những triệu chứng quen thuộc. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN