Tìm hiểu về hiện tượng mẹ bầu nhiễm chấy khi mang thai

(3.72) - 93 đánh giá

Nhiễm chấy khi mang thai không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu nếu không điều trị dứt điểm.

Nhiễm chấy khi mang thai là điều mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy đến, bạn có thể tìm hiểu những biện pháp diệt chấy bằng thảo dược thiên nhiên trước khi dùng đến thuốc để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.

Con chấy là gì?

Chấy là một loại côn trùng nhỏ làm tổ trên da đầu. Chúng sinh trưởng bằng cách hút máu từ da đầu vật chủ trong mỗi lần cắn. Trong hầu hết các trường hợp, chấy không phải là vật trung gian mang đến bất kỳ loại bệnh hoặc vi trùng nào, chúng chỉ gây kích ứng hoặc ngứa khi cắn vào da đầu. Chấy cái trưởng thành trong vòng 7 – 10 ngày sau khi nở, tự bám vào chân tóc và đẻ trứng.

Chấy rất dễ lây lan, bạn có thể dễ dàng bị nhiễm chấy khi mang thai chỉ từ những tiếp xúc nhỏ nhất. Nếu một người đang gặp phải tình trạng chấy da đầu, bạn nên hạn chế chạm vào hoặc sử dụng chung vật dụng của họ, chẳng hạn như mũ, lược, khăn, ngủ chung giường…

Trị chấy khi mang thai có an toàn không?

Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên về việc phụ nữ mang thai nên cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và kiểm tra xem liệu chúng có ảnh hưởng đến em bé hay không.

Tuy nhiên, đối với trường hợp nhiễm chấy, một số mẹ bầu sẽ tìm đến những loại dầu gội trị chấy mà quên mất chúng có thể được tạo thành từ các hóa chất mạnh. Các sản phẩm này có thể gây ra những tác động bất lợi đến sức khỏe phụ nữ mang thai và em bé trong bụng. Do đó, tốt nhất, mẹ bầu vẫn nên thử các phương pháp trị chấy tự nhiên thay vì lựa chọn dầu gội hóa học.

Cách trị chấy khi mang thai

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hoặc biện pháp tự nhiên để trị chấy một cách hiệu quả:

1. Biện pháp tự nhiên

Một biện pháp để diệt chấy hiệu quả theo cách tự nhiên là sử dụng lược chải chuyên dụng (lược dày) để chải những lúc tóc ướt. Sau khi gội đầu, bạn hãy chia tóc ra thành từng phần bằng nhau, sau đó dùng lược chải tóc từ chân tóc ra đến ngọn tóc, lặp lại ít nhất 2 – 3 lần cho mỗi phần tóc. Bạn nên thực hiện việc chải tóc bằng lược dày hằng ngày trong vòng 2 tuần cho đến khi không còn thấy chấy xuất hiện nữa.

Việc sử dụng dầu cây trà ở dạng nguyên chất có thể giúp loại bỏ chấy mà không gây hại cho thai nhi. Bạn chỉ cần trộn một vài giọt tinh dầu chung với dầu gội trẻ em và thoa hỗn hợp lên da đầu, để yên trong khoảng nửa giờ, sau đó xả lại bằng nước.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng các loại tinh dầu thích hợp để trị chấy như dầu hoa oải hương, dầu neem, dầu đinh hương và dầu khuynh diệp.

2. Sử dụng thuốc

Thuốc chỉ được ưu tiên nếu bạn đã thử qua các biện pháp tự nhiên nhưng tình trạng vẫn chưa được cải thiện. Hầu hết các loại dầu gội trị chấy không hiệu quả như mong đợi, vì vậy thuốc xịt hoặc kem đặc trị là lựa chọn khá tốt.

Kem trị chấy có thành phần dimethicone với hàm lượng 4% đã được các bác sĩ chứng nhận an toàn với mẹ bầu và phụ nữ cho con bú. Vì vậy bạn có thể mua sản phẩm này từ các nhà thuốc. Tuy nhiên để cẩn trọng hơn, bạn hãy đọc kỹ thông tin trên nhãn nhằm kiểm tra xem liệu có cảnh báo nào dành cho phụ nữ mang thai hay không.

Cách ngăn ngừa chấy khi mang thai

Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng chất xuất hiện mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:

  • Sau khi thoát khỏi hiện tượng chấy trên da đầu, bạn có thể tiêu diệt những con vẫn còn sót lại trong quần áo hoặc drap trải giường, mũ… bằng cách sử dụng nhiệt. Hãy phơi quần áo, drap trải giường… dưới ánh nắng mặt trời trong vài giờ và giũ sạch hoặc mẹ bầu cũng có thể dùng bàn là và là cẩn thận các món đồ này. Để diệt chấy núp trong mũ, ngoài việc phơi mũ dưới trời nắng to, mẹ bầu có thể dùng máy sấy tóc, bật chế độ nóng nhất rồi tiến hành sấy mũ. Nhiệt độ cao sẽ khiến lũ chấy núp trong các nếp gấp của mũ phải chui ra. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ tái nhiễm chấy cho mẹ bầu.
  • Hút bụi sàn hoặc bất kỳ đồ nội thất nào bọc vải
  • Sử dụng dụng các sản phẩm thuốc dạng xịt tiêu diệt chấy trên ghế sô pha, ghế ăn
  • Nếu thấy người thân xung quanh có hiện tượng ngứa và gãi đầu liên tục, hãy có biện pháp ngăn chặn ngay từ sớm để tránh lây lan.

Khi nào nên đến bác sĩ?

Nếu bạn đã thử các biện pháp nhưng không có hiệu quả, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị. Ngoài ra, đừng nên đề cập rằng bạn đang có thai và chỉ sử dụng các loại thuốc an toàn cho thai nhi.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi viêm gan B và C?

(87)
Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, xếp thứ 2 trên toàn thế giới với tỷ lệ người mắc viêm gan B và xếp vị thứ 3 trên toàn cầu về số lượng ... [xem thêm]

4 tư thế yoga cho đàn ông khi bạn mới bắt đầu

(44)
Các nhà khoa học cho rằng yoga có vai trò quan trọng trong việc đánh bại một nửa các triệu chứng trầm cảm.Bất kể mục tiêu tập thể dục của bạn là gì ... [xem thêm]

Thực phẩm hữu cơ: Những điều cần biết

(41)
“Hữu cơ” là gì? Bộ Nông nghiệp Mỹ là cơ quan chính thức định nghĩa và kiểm soát thuật ngữ “hữu cơ”. Điều đó có nghĩa là để được dán nhãn ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng?

(36)
Đau thắt lưng là một vấn đề phổ biến, nhưng nguyên nhân gây bệnh phần lớn không rõ. Hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng cùng các triệu chứng của bệnh sẽ ... [xem thêm]

10 cách dạy con tiết kiệm tiền bố mẹ nên biết

(42)
Tiết kiệm tiền là một kỹ năng cần thiết mà bố mẹ nên dạy ngay từ khi con còn nhỏ. Khi biết tiết kiệm tiền, con sẽ không tiêu xài hoang phí trong tương ... [xem thêm]

Thu hồi thuốc huyết áp, bạn đã biết chưa?

(92)
Đôi khi, thuốc huyết áp sẽ bị thu hồi bởi những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất vẫn là không đạt tiêu chuẩn an toàn cho người dùng. ... [xem thêm]

Vì sao bạn nên bổ sung omega 3-6-9?

(30)
Omega 3-6-9 là các axit béo có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau mà bạn cần lưu ý để bổ sung đủ lượng axit cơ thể ... [xem thêm]

8 cách giúp bạn giải rượu tự nhiên mà hiệu quả

(59)
Muốn đảm bảo được chất lượng làm việc sau một đêm chè chén thì bạn nên áp dụng cách giải rượu tự nhiên để ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN