Làm quen với liệu pháp mesotherapy

(3.99) - 25 đánh giá

Mesotherapy là một phương pháp điều trị phổ biến được dùng trong nhiều bệnh lý về da. Nó được xem là bước đột phá trong điều trị thẩm mỹ với nhiều đặc tính như rẻ, an toàn và hiệu quả cao hơn bất kỳ phương pháp điều trị nào khác. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về phương pháp điều trị Mesotherapy.

Liệu pháp mesotherapy là gì?

Điều trị mesotherapy là một giải pháp thẩm mỹ không phẫu thuật để cải thiện vẻ bề ngoài. Phương pháp này có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của chứng sần vỏ cam, nếp nhăn và thúc đẩy mọc tóc. Ngoài ra, mesotherapy được sử dụng để giảm mỡ và điều trị mụn trứng cá.

Khi tuổi cao, làn da của bạn bị mất độ săn chắc do giảm lượng collagen và elastin. Các dưỡng chất khác như vitamin cũng giảm dẫn đến khô da và chảy xệ. Trong điều trị mesotherapy, chất dinh dưỡng và hóa chất sẽ được đưa đến các vùng da cần điều trị. Mesotherapy là lựa chọn khi các phương pháp khác điều trị bằng thuốc hay biện pháp khắc phục tự nhiên không hiệu quả. Mesotherapy có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác để mang lại vẻ đẹp cho làn da và cơ thể.

Mesotherapy hoạt động như thế nào để giúp da của bạn đẹp hơn?

Mesotherapy là một phương pháp điều trị có bao gồm tiêm dưới da. Bác sĩ da liễu sẽ điều trị vùng da mắc bệnh bằng cách cung cấp các axit amin, vitamin, khoáng chất và một số hóa chất tới vùng tổn thương. Một số công thức mới có chứa axit hyaluronic thường được sử dụng để cung cấp độ ẩm và hỗ trợ cho da.

Các thành phần này được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu nhất định của bạn. Mesotherapy được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về da. Tùy vào mục tiêu điều trị, sự chuẩn bị và quá trình phục hồi từ liệu pháp mesotherapy có thể khác nhau. Mesotherapy được chia thành những đợt ngắn cách nhau vài tuần và hai hoặc ba đợt trong quá trình điều trị. Thông thường, sau quá trình điều trị chính, bạn sẽ cần thêm vài tháng để duy trì tình trạng da của mình.

Mesotherapy có thể điều trị những tình trạng da nào?

Mesotherapy điều trị mụn trứng cá và rụng tóc cũng như làm săn chắc và trẻ hóa làn da. Nó không có nhiều hiệu quả trong việc giảm mỡ do chỉ giảm được một lượng mỡ nhỏ sau mỗi lần điều trị. Do đó, liệu pháp này thường được sử dụng để điều trị các mảng mỡ nhỏ trên da như sần vỏ cam. Mesotherapy nhắm vào các cơ quan thụ cảm trên tế bào mỡ nơi sản xuất lipogenesis (tạo mỡ) và lipolysis (ly giải mỡ). Phương pháp điều trị này sẽ đưa thuốc vào ức chế lipogenesis và kích thích quá trình ly giải mỡ.

Mesotherapy có thể làm săn chắc vùng da xung quanh mắt để làm cho chúng ít chảy xệ khi bạn có tuổi. Ngoài ra, liệu pháp này còn có thể làm giảm mỡ trong mí mắt của bạn, nhưng bạn sẽ cần phải dùng cortisone trước khi thực hiện các thủ tục để giảm sưng.

Hiệu quả phổ biến nhất của mesotherapy là trẻ hóa da, vì nó hoạt động bằng cách cung cấp các hóa chất có lợi cho da của bạn để khôi phục lại vẻ trẻ trung của làn da. Đây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất. Nhiều bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị và nhận thấy sự thay đổi đáng kể ở làn da. Mesotherapy được sử dụng thay thế các phương pháp điều trị chống lão hóa da khác như botox, laser tái tạo bề mặt da, lột da, chất chống oxy hóa, các loại kem bôi và căng da mặt. Phương pháp này được chứng minh là linh hoạt hơn khi bạn sử dụng đối với bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

Tuy rằng mesotherapy an toàn và hiệu quả đối với hầu hết mọi người, nhưng có thể có hiệu quả khác nhau giữa người này với người khác. Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn thêm về hiệu quả của liệu pháp và sự chuẩn bị cần thiết trước khi tiến hành điều trị.

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất ngủ kéo dài do suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

(88)
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài nhưng điển hình nhất là do suy nhược thần kinh. Tình trạng mất ngủ thường xuyên, mất ngủ kéo ... [xem thêm]

Những nguy cơ khi con sinh non 32 tuần và 36 tuần

(82)
Sinh non 32 tuần là thai nhi sinh ra khi mẹ mang thai mới được 32 tuần. Những nguy cơ mà bé phải đối mặt là gì?Mỗi ngày, mỗi tuần trong thai kỳ cũng ... [xem thêm]

Cách nhận biết triệu chứng nhiễm giun ở trẻ

(16)
Nhiễm giun có nghĩa là giun đã xâm nhập vào ruột của trẻ. Nguyên nhân có thể là do trẻ bị lây từ người khác, đi chân đất ở những chỗ dơ, chơi ở ... [xem thêm]

Ăn rau má chữa được nhiều bệnh mà còn làm đẹp da

(32)
Cây rau má – một loại rau phổ biến và rất rẻ ở nước ta – có nhiều tác dụng bất ngờ với sức khỏe.Không chỉ là một loại rau thông dụng quen thuộc ... [xem thêm]

Bạn đã biết người mắc bệnh gan kiêng ăn gì chưa?

(21)
Tìm hiểu vấn đề người mắc bệnh gan kiêng ăn gì góp phần tăng tỷ lệ thành công cho quá trình điều trị.Khi mắc bệnh gan, bạn có thể gặp một số khó ... [xem thêm]

Khó chịu vì chàm dị ứng tái phát

(28)
Chàm là một thuật ngữ để chỉ một số loại viêm da khác nhau. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da. Chàm không gây nguy hiểm, nhưng hầu hết các loại chàm ... [xem thêm]

9 điều bạn nên nhớ khi làm móng tay vào dịp Tết

(58)
Khi bạn làm móng tay vào dịp Tết, nguy cơ bị nhiễm khuẩn sẽ cao hơn bình thường vì các tiệm làm móng phải phục vụ đông khách hơn. Làm sao để bạn có thể ... [xem thêm]

Thanh lọc cơ thể để khỏe đẹp từ bên trong

(68)
Khi thanh lọc cơ thể, bạn sẽ loại bỏ những độc tố từ thức ăn hay khói bụi ngoài môi trường. Không những thế, thói quen này còn giúp bạn làm đẹp da, duy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN