Tìm hiểu thông tin bà bầu ăn khế khi mang thai

(3.66) - 70 đánh giá

Bà bầu ăn khế sẽ giúp giải tỏa cơn thèm chua hoặc cứu cánh cho những cơn buồn nôn. Ngoài ra, việc ăn khế còn mang đến nhiều tác dụng tốt khác.

Trong thời gian mang thai, không ít bà bầu rất đau đầu trong việc chọn lựa những loại trái cây tốt cho bầu mà mình có thể ăn. Nếu bạn đang thắc mắc liệu bà bầu ăn khế có tốt không thì câu trả lời dành cho thắc này sẽ là có. Quả khế rất giàu dinh dưỡng và nhiều lợi ích khác.

Trong bài viết dưới đây, Chúng tôi mời bạn cùng tìm hiểu về những lợi ích mà của việc bà bầu ặn khế khi mang thai cũng như các lưu ý giữ an toàn cho mẹ và bé/.

Giá trị dinh dưỡng của quả khế

Theo các chuyên gia, 100g khế có hàm lượng dinh dưỡng như sau:

Chất dinh dưỡngKhối lượng
Carbohydrate6,7g
Protein1,04g
Chất xơ thực phẩm2,08g
Vitamin C34,4mg
Vitamin E0,15mg
Canxi3mg

Lợi ích khi bà bầu ăn khế

Hàm lượng dinh dưỡng cao trong quả khế đem đến một số lợi ích sức khỏe cho bà bầu lẫn thai nhi, bao gồm:

1. Bà bầu ăn khế tăng sức đề kháng

Bà bầu ăn khế sẽ cải thiện sức đề kháng và sức chịu đựng của cơ thể bằng cách nâng cao hàng rào miễn dịch để chống lại vi khuẩn và virus có hại. Từ đó giúp ngăn chặn sự sản sinh các gốc tự do trong cơ thể.

2. Ăn khế khi mang thai tốt cho mắt

Nhờ vào hàm lượng vitamin A tuyệt vời mà quả khế còn có khả năng duy trì sức khỏe cho mắt. Loại trái cây này cũng nuôi dưỡng và bảo vệ mắt khỏi những tình trạng nhiễm trùng và rối loạn. Ngoài ra, bà bầu ăn khế khi mang thai cũng có thể hỗ trợ giảm nhẹ chứng đau mắt nữa đấy.

3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Các vấn đề xảy ra trong đường tiêu hóa chẳng hạn như ợ nóng, khó tiêu có thể khiến quãng thời gian mang thai của mẹ bầu trở nên khó khăn hơn bình thường. Tuy nhiên, hãy thử ăn khế xem sao bạn nhé. Quả khế từ lâu đã được xem như một loại thuốc giúp cải thiện một số rối loạn tiêu hóa hiệu quả, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy…

4. Điều chỉnh huyết áp

Hàm lượng kali trong khế rất có lợi cho việc hạ huyết áp khi mang thai. Bà bầu bị cao huyết áp có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến tình trạng và sức khỏe của mẹ lẫn con. Do vậy, để đề phòng nguy cơ trên, bạn hãy ăn khế đều đặn 1 – 2 lần mỗi tuần.

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Quả khế có tác dụng lợi tiểu và kích thích đường tiết niệu hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, bà bầu ăn khế sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra. Để tăng thêm tác dụng, bạn hãy ép khế lấy nước và dùng kèm một chút mật ong.

6. Giảm stress

Nếu bị những cơn căng thẳng khi mang thai bủa vây, ngoài các liệu pháp như tập yoga thư giãn tinh thần, bạn có thể nghĩ đến khế. Các chất có trong quả khế có tác dụng giúp điều chỉnh các hormone để giảm stress ở mẹ bầu. Ngoài ra, những cơn chuột rút chân tay cũng sẽ phần nào được giảm bớt nếu mẹ bầu tiêu thụ loại trái cây này.

Bà bầu không nên ăn khế khi nào?

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng bà bầu ăn khế có thể ảnh hưởng phần nào đến thận. Vì vậy, nếu đang mắc phải chứng rối loạn thận hoặc tình trạng về thần kinh, phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này.

Mách mẹ bầu cách chọn và bảo quản khế

♥ Cách chọn khế

Bà bầu ăn khế hãy chọn những quả khế có vẻ ngoài mọng nước với bề mặt trơn láng, không sần sùi, màu sắc vàng đều sậm màu. Bà bầu vẫn có thể mua khế xanh và để quả tự chín nhưng sẽ kém ngon khi thưởng thức.

♥ Bảo quản

Bạn có thể để khế ở bên ngoài trong một vài ngày hoặc bỏ vào túi giấy và bảo quản trong tủ lạnh.

Bà bầu khếcó thể chấm cùng một chút muối hoặc ép lấy nước và dùng chung với đá để giải nhiệt vào những ngày tiết trời oi bức. Ngoài ra, một số món ngon từ khế dành cho bạn gồm:

  • Tép tươi rang khế
  • Sườn non kho khế
  • Canh bắp bò nấu khế
  • Canh hến nấu khế chua
  • Canh chua tôm nấu khế.

Khế là một trong những loại trái cây phổ biến trong danh sách của những mẹ bầu thèm chua. Tuy nhiên, quả khế có vị hơi chát, nếu muốn hạn chế tình trạng này, bạn hãy dùng kèm với những loại quả khác. Bà bầu ăn khế sẽ đem đến những lợi ích khá thú vị. Tuy nhiên, nếu vẫn còn lo lắng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa chúng vào thực đơn mỗi tuần nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất khoảng bao lâu để mang thai lần 2 sau khi sinh con?

(18)
Nhiều chị em mang thai lần 2 sau khi sinh con đầu lòng chỉ mấy tháng. Nếu điều này xảy ra, có thể không an toàn cho cả mẹ và bé. Một số phụ nữ tin rằng cho ... [xem thêm]

Nguyên nhân nổ đom đóm mắt và cách điều trị

(34)
Sự hiện diện của những vòng tròn nhỏ hoặc điểm sáng nhấp nháy trong tầm nhìn rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị nổ đom đóm mắt, đặc ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường: Đúng và sai

(53)
Nếu bị bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ nhận được vô vàn lời tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc từ những người chẳng mấy quen thân trên mạng. ... [xem thêm]

Nguyên nhân ung thư vòm họng bắt nguồn từ đâu?

(74)
Một số nguyên nhân ung thư vòm họng thường thấy gồm nhiễm virus papilloma (đặc biệt là HPV 16 và HPV 18), nghiện rượu và thường xuyên hút thuốc lá.Các chuyên ... [xem thêm]

Căng thẳng với chàng vì bệnh giảm ham muốn tình dục

(88)
Giảm ham muốn tình dục là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở cả 2 phái, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhiều cặp đôi.Định ... [xem thêm]

Tâm thần phân liệt

(34)
Tìm hiểu chungTâm thần phân liệt là bệnh gì?Tâm thần phân liệt là bệnh tâm thần mãn tính nghiêm trọng gây nhiễu loạn suy nghĩ. Tư duy người bệnh trở nên ... [xem thêm]

Đối tượng nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

(56)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

Meloxicam và những vấn đề bạn cần cẩn trọng

(45)
Việc hiểu biết về hai mặt lợi và hại của Meloxicam sẽ giúp bạn nắm rõ được liệu trình điều trị cũng như phòng ngừa những tác dụng phụ nguy hiểm có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN