Cách khử trùng bình sữa cho bé đúng cách đảm bảo hợp vệ sinh

(3.74) - 74 đánh giá

Bú bình đem đến rất nhiều lợi ích bởi ai cũng có thể cho bé bú được. Tuy nhiên, nếu khử trùng bình sữa không đúng cách, bé rất dễ bị bệnh. Thế nên, các vấn đề về khử trùng bình sữa như thế nào cho đúng là điều mà bạn nên tìm hiểu khi muốn cho bé sử dụng những vật dụng này.

Sau khi bé cưng chào đời, thời gian cho con bú là khoảng thời gian tốt nhất giúp bạn có thể thắt chặt tình cảm với bé. Tuy nhiên, sau vài tháng, bạn nên tập cho bé bú bình với sữa mẹ được vắt ra hoặc sữa công thức để có thể quay lại với công việc. Do đó, bạn sẽ phải tiệt trùng bình sữa trước mỗi lần cho con bú để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Dưới đây Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về việc khử trùng bình sữa cho bé nhé.

Tại sao phải khử trùng bình sữa của bé?

Một số vi sinh vật như virus, vi khuẩn và nấm có thể tích tụ trong bình sữa. Sau đó, chúng sẽ vào sữa của bé và xâm nhập vào cơ thể, khiến trẻ bị tiêu chảy, nhiễm nấm … Vì vậy, bạn cần phải khử trùng bình đúng cách trước khi cho bé bú.

Bạn không cần phải khử trùng ngay sau mỗi lần cho bé bú, miễn là bạn rửa sạch với nước nóng và bảo quản trong một hộp đựng sạch sẽ. Thỉnh thoảng, bạn nên khử trùng bình sữa cho bé. Tuy nhiên, nếu bé bị cảm hoặc bị cúm, bạn cần phải khử trùng thường xuyên hơn. Dù bé càng lớn thì sức đề kháng càng tốt, nhưng bạn vẫn nên tiếp tục khử trùng cho đến khi bé cai bình sữa hoàn toàn.

Những điều cần phải làm khi khử trùng bình sữa cho bé

1. Sử dụng nước lọc

Nước máy thông thường có thể có chứa các hóa chất độc hại. Do đó, bạn nên sử dụng nước đã được lọc để khử trùng. Thậm chí, ngay cả khi bạn khử trùng bình sữa bằng hơi nước thì bạn vẫn nên sử dụng nước lọc để đảm bảo vệ sinh.

2. Làm sạch bình sữa

Trước khi khử trùng, bạn rửa sạch bình sữa, núm vú và muỗng múc sữa bằng nước ấm và dung dịch rửa bình sữa. Bạn có thể sử dụng bàn chải để làm sạch bình và các bộ phận bên trong. Khi rửa, hãy xoay bàn chải để loại bỏ sữa dư thừa hoặc bột sữa còn bám lại ra khỏi bình.

Rửa sạch những mảng sữa còn bám trên các bộ phận của bình, kể cả nắp. Tháo núm vú ra rửa. Rửa sạch ngay sau khi bé bú xong để tránh lượng sữa còn thừa bị lên men hoặc khô sẽ khó rửa hơn. Sau khi rửa bằng nước, hãy rửa lại một lần nữa bằng xà phòng. Hãy nhớ rửa tay sạch trước khi khử trùng bình sữa cho bé nhé.

3. Mua bình sữa được làm từ nhựa chất lượng cao

Nếu bạn đang cho bé bú bình sữa bằng nhựa, hãy chọn những loại bình được làm từ nhựa chất lượng cao, không có chứa BPA. Nhưng đừng quên khử trùng bình mới trước khi sử dụng. Nếu không, bạn có thể cho bé dùng bình thủy tinh. Thông thường, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì bạn có thể khử trùng bình sữa thủy tinh giống như bình sữa nhựa.

Thường xuyên kiểm tra bình sữa và núm vú để xem bình sữa có bị nứt hoặc trầy xước không. Vi khuẩn thường có xu hướng tích tụ ở những vết nứt và vẫn còn tồn tại ngay cả khi bạn đã rửa sạch và khử trùng.

4. Bảo quản riêng bình sữa của bé

Sử dụng vải sạch để lau khô bình sữa của bé sau khi đã khử trùng. Bảo quản ở một khu vực riêng biệt và nếu được, bạn có thể bảo quản trong một hộp kín để tránh bụi.

5. Chỉ mở nắp trước khi cho bé bú

Chỉ mở nắp bình sữa trước khi cho bé bú. Sau khi khử trùng, luôn đậy nắp để giữ vật dụng không bị vi khuẩn xâm hại.

6. Rửa tay

Rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trước khi cầm bình sữa sau khi đã khử trùng. Bạn cũng có thể dùng kẹp để lấy các bộ phận như núm vú, nắp bình sữa… và đặt lên một bề mặt sạch sẽ.

Không để bình sữa đã khử trùng ở ngoài quá lâu. Đặt bình sữa vào các thiết bị bảo quản và lấy ra trước khi dùng. Nếu bạn không có các thiết bị bảo quản thì nên khử trùng lại nếu để lâu mà không sử dụng.

Các phương pháp khử trùng bình sữa cho bé

Có nhiều phương pháp để khử trùng bình sữa cho bé. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng nhiều nhất:

1. Đun sôi

Đây là phương pháp khử trùng bình sữa phổ biến nhất. Cách làm này khá là đơn giản nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng vật liệu làm bình sữa an toàn khi đun sôi.

  • Chuẩn bị một cái nồi lớn có nắp, đổ đầy nước. Sau đó, nhúng bình sữa và các bộ phận khác vào. Tốt nhất, bạn nên dành riêng một cái nồi để làm công việc này và không sử dụng vào các mục đích khác như nấu ăn.
  • Các bộ phận của bình không được chạm vào đáy nồi vì tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu có thể làm hỏng bình sữa. Bình sữa thủy tinh có thể vỡ và bình nhựa có thể bị chảy ra. Đun sôi khoảng 5 phút.
  • Đậy nắp nồi sau khi đã sử dụng xong.

Nhược điểm của phương pháp này là bình sữa sẽ nhanh bị hỏng hơn so với các phương pháp khử trùng khác.

2. Khử trùng bình sữa bằng hơi nước

Phương pháp này cần đến một chiếc máy khử trùng hơi nước bằng điện. Bạn cần phải làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để khử trùng bằng phương pháp này. Cách khử trùng này thường hoàn thành trong vòng 12 phút.

  • Đổ đầy nước vào nồi hấp, sau đó cho bình sữa và các bộ phận khác của bình sữa vào.
  • Đậy nắp và để hơi nước thoát ra trong vài phút.
  • Bình sữa sẽ hoàn toàn vô trùng trong khoảng 6 giờ nếu không mở nắp.
  • Máy khử trùng hơi nước có thể khử trùng một lúc 6 bình và có các khu vực để núm vú riêng biệt. Đặt bình sữa và các vật dụng úp xuống để việc vệ sinh được hiệu quả hơn.

    3. Khử trùng bằng lò vi sóng

    Đây là cách khử trùng bằng tia cực tím hiệu quả. Bạn cần phải tháo rời các bộ phận của bình sữa và để trong lò vi sóng khoảng 90 giây. Đây là phương pháp khử trùng rất nhanh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn cần đảm bảo rằng lò vi sóng của bạn sạch sẽ.

  • Đổ nước vào mỗi bình sữa của bé. Tuy nhiên, bạn chỉ đổ nửa bình thôi nhé.
  • Đặt bình sữa vào lò vi sóng.
  • Đặt núm vú và các bộ phận khác vào một cái tô an toàn với lò vi sóng và đã được đổ đầy nước.
  • Để khoảng 1,5 phút.
  • Lưu ý: Hãy đợi một lát rồi mới lấy bình sữa và núm vú ra khỏi lò vi sóng để tránh bị bỏng.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    7 loại bột protein giúp bạn xây dựng cơ bắp

    (24)
    Protein là chất không thể thiếu cho cơ bắp và cơ thể bạn. Việc sử dụng bột protein không những tiện lợi, nhanh chóng mà còn giúp bạn đáp ứng được đủ ... [xem thêm]

    10 tuần

    (80)
    Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nếu con bạn ngủ ngoan suốt đêm và giấc ngủ của bé kéo dài từ 5 đến 6 giờ, bạn chính là một trong số ít ... [xem thêm]

    Những công dụng của quả lựu đối với sức khỏe của bé

    (46)
    Quả lựu được biết đến là một loại trái cây rất tốt cho sức khỏe vì những giá trị dinh dưỡng mà loại quả này mang lại. Vậy, công dụng của quả ... [xem thêm]

    40 tuần

    (48)
    Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Cảm xúc của bé đang dần trở nên rõ ràng hơn. Trong vài tháng tới, bé đã có thể học cách đánh giá, bắt ... [xem thêm]

    Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: những khó khăn ít ai biết

    (83)
    Bạn có biết chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có thể khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như lạc đường hoặc gặp vấn đề ... [xem thêm]

    10 phương thuốc tự nhiên giúp chữa trị u xơ tử cung

    (69)
    Bạn đang bị những triệu chứng u xơ tử cung hành hạ? Hãy tham khảo và áp dụng ngay những phương thuốc tự nhiên chữa trị u xơ tử cung mà Hello Bacsi giới ... [xem thêm]

    7 dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc bệnh sỏi mật

    (23)
    Sỏi mật ở trẻ nhỏ là một bệnh lý hiếm gặp. Thế nhưng, trong những năm gần đây người mắc bệnh sỏi mật có xu hướng gia tăng, kể cả trẻ em. Bệnh có ... [xem thêm]

    Thời gian tập thể dục tốt nhất cho từng đối tượng

    (17)
    Tập thể dục đều đặn và thường xuyên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và đời sống con người. Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN