Lựa chọn sinh thường sau lần sinh mổ: Nên hay không nên?

(3.6) - 48 đánh giá

Nhiều bà mẹ lo sợ không biết mình có thể sinh thường được không sau khi vượt cạn lần đầu tiên đã trải qua bằng phương pháp sinh mổ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời băn khoăn về sinh thường sau lần sinh mổ.

Mẹ bầu cần cẩn thận nếu muốn sinh thường sau khi sinh mổ

Hầu hết phụ nữ đều thành công khi sinh thường sau khi sinh mổ mà không có bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, vết sẹo mổ lấy thai cũ có thể bị bung trở lại và gây nên biến chứng vỡ tử cung. Nếu bạn chuyển dạ sau 37 tuần, sinh thường vẫn là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu nhịp tim bé không bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy có một vấn đề phát sinh với vết sẹo mổ. Do tính nguy hiểm của phương pháp sinh thường này, bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ bầu nên sinh con tại cơ sở y tế hay bệnh viện để đảm bảo có thể truyền máu cho bạn, phòng khi có biến chứng xảy ra.

Liệu sinh thường sau lần sinh mổ có đau hơn không?

Bạn nên dùng biện pháp giảm đau nếu muốn sinh thường. Cơn đau bụng dữ dội kéo dài giữa các cơn co thắt và đau đột ngột tại vết sẹo khi sinh mổ lần trước. Tùy thuộc vào những lần mang thai trước của bạn như thế nào, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn các phương thức giảm đau đối phó với cơn co thắt trước sinh.

Biện pháp thay thế cho sinh thường sau lần sinh mổ là gì?

Nếu không chắc chắn về việc sinh thường, bạn có thể chọn sinh mổ lần nữa. Tuy nhiên khi quyết định tiếp tục sinh mổ, bạn nên báo điều này với bác sĩ trễ nhất 7 ngày trước khi sinh trừ các trường hợp bác sĩ chỉ định sớm hơn.

Trong một số trường hợp, như vỡ tử cung ở thai kỳ trước hoặc có vết mổ lấy thai cũ dọc thân tử cung hoặc biến chứng sản khoa ở thai kỳ trước như nhau tiền đạo, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai chủ động. Một số trường hợp đã từng mổ bóc nhân xơ tử cung cũng sẽ được khuyến cáo là nên mổ lấy thai chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu cả mổ lấy thai và sinh thường đều là lựa chọn khả thi, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Đa số các trường hợp này, bác sĩ khuyến khích bạn nên mổ lấy thai chủ động ở tuần thứ 36.

Những thuận lợi của sinh thường sau lần sinh mổ là gì?

Sinh thường có tỉ lệ thành công cao và nguy cơ các biến chứng thấp. Thời gian hồi phục của bạn sau khi sinh nhanh hơn. Khi chăm sóc bé, bạn cũng sẽ không cảm thấy khó chịu.

Nếu trẻ được sinh trước tuần thứ 39, con sẽ ít mắc các vấn đề về hô hấp sau khi sinh so với các bé sinh cùng thời gian bằng kiểu sinh mổ. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai lần nữa, hãy cố gắng sinh thường khi có thể, nó sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng trong tương lai như vỡ tử cung dẫn đến việc phải phẫu thuật cắt tử cung.

Hơn nữa, một khi bạn đã sinh thường thành công, tỉ lệ sinh thường ở thai kỳ tiếp theo của bạn sẽ cao hơn.

Những nhược điểm của sinh thường sau lần sinh mổ là gì?

Dưới đây là những hạn chế của sinh thường bạn cần biết:

  • Đau, bầm tím các vết khâu ở khu vực tầng sinh môn;
  • Mang thai có thể làm suy yếu sàn chậu của bạn;

Nếu bạn sinh thường thay vì chọn sinh mổ lặp lại, bạn sẽ có nguy cơ mắc các biến chứng như:

  • Truyền máu;
  • Nhiễm trùng cổ tử cung;
  • Vỡ tử cung trong những trường hợp sinh mổ muộn.

Tuy nhiên, những biến chứng nghiêm trọng là không phổ biến và nguy cơ của chúng xảy ra với bạn là rất nhỏ.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị cần thiết bạn nhé.

Bạn có thể xem thêm:

  • Liệu bạn có thể sinh thường sau lần sinh mổ?
  • Cảnh báo chứng nôn nghén gây nguy hiểm cho mẹ bầu
  • Bé con của mẹ chào đời như thế nào?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh loạn thị: Vấn đề không chỉ riêng ai

(90)
Bệnh loạn thị là một vấn đề nhãn khoa có nguy cơ xảy ra ở mọi độ tuổi. Do hình dạng bất thường của giác mạc, nên hình ảnh thu được vào mắt sẽ ... [xem thêm]

Lựa chọn sinh thường sau lần sinh mổ: Nên hay không nên?

(48)
Nhiều bà mẹ lo sợ không biết mình có thể sinh thường được không sau khi vượt cạn lần đầu tiên đã trải qua bằng phương pháp sinh mổ. Bài viết dưới ... [xem thêm]

Có bao nhiêu xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu tán huyết?

(22)
Nhiều xét nghiệm khác nhau được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu tán huyết. Các xét nghiệm này có vai trò trong việc giúp xác định chẩn đoán, tìm nguyên ... [xem thêm]

Ăn bơ giảm cân, đúng hay sai?

(74)
Nhiều người cho rằng ăn bơ giảm cân nghe hơi vô lý, vì bơ rất giàu calo. Thế nhưng, ăn bơ có chừng mực sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.Bơ không chỉ ngon ... [xem thêm]

Hiểu đúng về nguyên nhân sâu xa gây hôi nách và cách trị hôi nách

(98)
Vùng da nách bình thường có màu sắc tự nhiên gần giống với những vùng da còn lại trên cơ thể. Nhưng đôi khi da nách trở nên sẫm màu và nặng mùi hơn vì ... [xem thêm]

Phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật” trong điều trị bệnh lý cột sống

(93)
Các bệnh lý cột sống ngày càng trở nên phổ biến ở mọi đối tượng. Nếu phẫu thuật và dùng thuốc khiến bạn e ngại về những tác dụng phụ xảy ra thì ... [xem thêm]

Bạn có biết cách kiểm soát cơn đau đầu do COPD?

(52)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

Tiết lộ sự thật về các loại thức ăn nhanh nổi tiếng

(56)
Mặc dù rất tiện lợi và ngon miệng, nhưng sự thật về các loại thức ăn nhanh có thể khiến bạn phải ngưng gọi một số món ăn yêu thích để bảo vệ sức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN