Tìm hiểu sâu về insulin với người bị tiểu đường

(3.63) - 86 đánh giá

Hiện nay insulin là liệu pháp phổ biến nhất và gần như là lựa chọn duy nhất cho những bệnh nhân tiểu đường. Vậy liệu pháp insulin là gì? Tác động, cách sử dụng và những điều cần biết về insulin sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone ở tuyến tụy, tuyến tụy nằm ở sau dạ dày. Tuyến tụy cho phép cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng.

Glucose là một loại đường có trong nhiều loại carbohydrate.

Sau khi bạn dùng bữa xong thì hệ tiêu hóa sẽ bẻ gãy và biến đổi các phần tử carbohydrate thành glucose. Một khi đã ngấm vào dòng máu thì insulin sẽ khiến các tế bào trên khắp cơ thể hấp thụ lượng đường này để tạo ra năng lượng.

Insulin cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc cân bằng lượng đường huyết. Khi lượng glucose trong máu ở mức quá cao thì insulin sẽ ra hiệu cho cơ thể trữ lượng đường này ở gan. Lượng đường này sẽ không được tiết ra cho tới khi nồng độ đường trong máu giảm xuống, chẳng hạn như trong quãng nghỉ giữa các bữa ăn hay những lúc cơ thể căng thẳng và cần thêm năng lượng hỗ trợ.

Insulin tác động như thế nào tới tình trạng tiểu đường?

Bệnh tiểu đường xuất hiện khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hợp lý hoặc không sản xuất đủ liều lượng cần thiết. Có hai loại tiểu đường thường gặp: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh lý tự miễn (autoimmune disease) do cơ thể không còn sản xuất ra insulin.

Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch đã phá hủy toàn bộ các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy. Loại tiểu đường này thường phổ biến ở những người trẻ tuổi, tuy nhiên nó vẫn có thể xuất hiện ở cả những người lớn.

Tiểu đường tuýp 2 cũng gây ảnh hưởng đến mọi đối tượng nhưng thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên.

Không giống như tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2 là do giảm sự đáp ứng của cơ thể với insulin (hiện tượng kháng insulin). Do đó, trong đa số các trường hợp tiểu đường tuýp 2, cơ thể bệnh nhân có thể sản xuất quá liều lượng insulin để giữ cho lượng đường huyết ở mức bình thường trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên, việc sản xuất quá mức insulin có thể khiến các tế bào ở tuyến tụy bị hỏng theo thời gian và sẽ khiến bệnh nhân lệ thuộc vào liệu pháp chữa trị bằng insulin.

Liệu pháp tiêm insulin có thể được dùng để chữa trị cho cả 2 loại tiểu đường. Tuy vậy, nhiều người bị tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát lượng đường huyết bằng cách uống thuốc và thay đổi lối sống. Đôi khi những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 lại không thể giữ lượng đường huyết ở mức bình thường chỉ bằng việc sử dụng các loại thuốc uống hay thay đổi lối sống mà phải cần dùng insulin để duy trì lượng đường huyết ở mức an toàn.

Ngược lại, những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 lại chỉ có thể sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng bệnh do cơ thể của họ không còn khả năng sản sinh ra loại hormone này.

Các loại insulin dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Insulin không có dạng thuốc uống mà phải được tiêm bằng ống tiêm, bút hay ống bơm insulin. Dù cho mọi loại insulin đều có tác dụng như nhau ở mức độ tế bào nhưng nhờ sự biến đổi hóa học của protein insulin đã làm nền tảng cho sự phát triển của những dạng insulin khác nhau trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Những điểm khác biệt quan trọng chủ yếu giữa những loại insulin này nằm ở thời điểm bắt đầu có tác dụng và thời gian duy trì tác dụng.

Insulin tác dụng nhanh

Dạng insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 15 phút sau khi tiêm. Tác dụng của một lần tiêm có thể kéo dài từ 3 đến 5 giờ và bệnh nhân thường được tiêm trước khi ăn.

Insulin tác dụng ngắn

Dạng insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 30 đến 60 phút sau khi tiêm và có thể kéo dài từ 5 đến 8 giờ. Giống như insulin tác dụng nhanh, dạng insulin này cũng được tiêm trước khi ăn.

Insulin tác dụng kéo dài

Insulin tác dụng kéo dài chỉ đem lại hiệu quả sau một giờ tiêm nhưng lại có thể có tác dụng đến 26 giờ.

Insulin tác dụng trung bình

Dạng insulin này bắt đầu có tác dụng sau 1 đến 3 giờ sau khi tiêm và có thể kéo dài từ 12 đến 16 giờ.

Quá trình tiêm insulin

Insulin được tiêm dưới da và bác sĩ có thể hướng dẫn cách tiêm cho bạn. Bạn có thể tiêm insulin ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như đùi hay bụng dưới. Tuyệt đối không tiên insulin trong bán kính 5cm tính từ rốn. Bạn nên đổi vị trí tiêm để tránh hiện tượng chai da.

Tùy vào mỗi đối tượng sẽ có các phương pháp chữa trị tiểu đường khác nhau. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiêm insulin 60 phút trước khi ăn.

Lượng insulin cần tiêm mỗi ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn uống, mức độ vận động thể chất và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Một vài bệnh nhân chỉ cần tiêm insulin 1 lần một ngày trong khi những người khác lại cần từ 3 đến 4 lần. Bác sĩ cũng có thể kết hợp sử dụng insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng kéo dài nếu cần.

Phản ứng khi tiêm insulin

Chứng hạ đường huyết (hypoglycemia), một dạng phản ứng khi tiêm insulin, có thể xảy ra ở những bệnh nhân điều trị tiểu đường bằng liệu pháp insulin.

Khi bạn tiêm insulin, cần đảm bảo cân bằng chúng với các loại thực phẩm hoặc lượng calo đưa vào cơ thể. Nếu bạn vận động quá nhiều hoặc không tiêu thụ đủ lượng thực phẩm thì lượng đường huyết có thể sụt giảm nghiêm trọng và gây ra phản ứng này. Các dấu hiệu cho thấy bạn bị hạ đường huyết bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Ngáp thường xuyên
  • Không thể nói chuyện
  • Đổ mồ hôi
  • Lú lẫn
  • Mất nhận thức
  • Co giật
  • Co cơ
  • Da xanh xao.

Để ngăn những ảnh hưởng của phản ứng khi tiêm insulin, bạn cần mang theo bên mình ít nhất 15g các loại carbohydrate tác dụng nhanh (theo Học viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ), ví dụ như:

  • Nửa ly soda không phải loại ăn kiêng (non-diet soda)
  • Nửa ly nước trái cây
  • 5 viên kẹo cung cấp đường tức thì (lifesaver candy)
  • 2 thìa súp nho khô.

Insulin có thể giúp bạn giữ đường huyết ở mức an toan và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường như mù hay đoạn chi. Bạn cần theo dõi mức đường huyết thường xuyên và thực hiện những thay đổi trong lối sống để ngăn mức đường trong máu tăng quá cao.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bé tập ăn dặm bằng bột chế biến sẵn hay mẹ tự nấu?

(69)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

14 điều nên và không nên làm khi giúp người bị trầm cảm

(52)
Nếu bạn muốn giúp người bị trầm cảm, bạn cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Trên thực tế, không phải bệnh nhân trầm cảm nào cũng ... [xem thêm]

Nên ăn uống thế nào khi đang tạm ngưng chạy thận?

(14)
Quá trình lọc máu (hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) là quá trình giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm ... [xem thêm]

Mẹ có biết cách dỗ bé nín khóc theo cung hoàng đạo?

(36)
Phải làm cha làm mẹ thì mới hiểu được việc nuôi con khó đến cỡ nào. Trẻ sơ sinh không thể sử dụng dụng ngôn ngữ để nói lên nhu cầu của mình. Do đó, ... [xem thêm]

14 bí quyết bảo vệ và chăm sóc tóc nhuộm đúng chuẩn

(76)
Nhuộm tóc từng là kỹ thuật tạo mẫu rất cầu kỳ và đắt đỏ vài thập niên trước đây. Tuy nhiên hiện nay, ngày càng có nhiều xu hướng thời trang và cải ... [xem thêm]

Những hậu quả khó lường khi nặn mụn nhọt sai cách

(81)
Mụn nhọt phát triển rất nhanh và thường gây đau đớn, nhất là các nốt mụn có mủ. Tự nặn mụn nhọt sai cách là một hành động khờ dại, có thể gây ra ... [xem thêm]

9 cách kiềm chế khi chứng binge khiến bạn ăn nhiều

(52)
Chứng ăn vô độ hay binge có thể khiến bạn ăn nhiều một cách thiếu kiểm soát và dễ gặp các bệnh nguy hiểm như cholesterol cao, huyết áp cao hay tiểu đường. ... [xem thêm]

5 loại trà làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ

(78)
Dù thích uống trà đến mấy, bạn cũng nên cẩn thận vì đôi khi có một số loại trà làm giảm khả năng sinh sản mà bạn không biết.Các loại trà thảo mộc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN