Những hậu quả khó lường khi nặn mụn nhọt sai cách

(3.99) - 81 đánh giá

Mụn nhọt phát triển rất nhanh và thường gây đau đớn, nhất là các nốt mụn có mủ. Tự nặn mụn nhọt sai cách là một hành động khờ dại, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho da bạn.

Hậu quả của việc nặn mụn nhọt sai cách

Nặn mụn nhọt gây tổn thương cho da

Nguyên nhân khiến mụn nhọt bị viêm, có mủ có thể do bã nhờn, các tế bào chết và vi khuẩn tụ cầu staphylococcus aureus gây ra. Khi thấy chúng qua gương, bạn chắc chắn rất muốn nặn mụn để chúng biến mất nhanh chóng phải không nào?

Tuy nhiên, trước khi nặn mụn, hãy xem kỹ lỗ chân lông của bạn có đang bị sưng viêm hay không nhé!

Đừng dại dột mà nghĩ rằng da bạn vẫn ổn khi bạn cố nặn mủ ra mà lỗ chân lông vẫn đang sưng đỏ. Trong lúc nặn mụn, bạn có thể vô tình khiến thành nang bị vỡ, làm dịch mủ thấm sâu vào lớp hạ bì, làm tổn thương mô biểu bì nặng hơn.

Nặn mụn nhọt không đúng cách sẽ gây tái mụn

Bạn đã có kinh nghiệm nặn mụn nên bạn nghĩ rằng bạn đã quá “hiểu” về nó? Nhưng sẽ ra sao nếu nốt mụn tái phát chỉ sau vài giờ? Thậm chí kích thước của nó còn lớn hơn và tình trạng còn nghiêm trọng hơn trước đó? Hoặc cạnh nó sẽ nổi thêm một nốt mụn khác nữa?

Bạn không thể lường trước được mọi thứ. Nặn mụn nhọt có thể khiến tình trạng da bạn tệ hơn. Tổn thương không chỉ xảy ra trên bề mặt da có thể nhìn thấy mà còn ở sâu bên dưới da, nơi bạn không nhìn thấy được.

Khi các tổn thương “gặp gỡ” những mảnh nhân mụn hoặc dịch mủ chứa đầy vi khuẩn còn sót lại, mụn có thể bùng phát ngầm dưới da bạn. Lúc này, bạn nhất định phải đến bệnh viện da liễu khám để được các bác sĩ điều trị theo một liệu trình chuyên nghiệp.

Nặn mụn nhọt có thể tạo thành sẹo và vết thâm

Nếu bạn nặn mụn liên tục, đặc biệt là mụn sưng đỏ, da bạn có thể sưng viêm dữ tợn hơn. Nặn đi nặn lại một nốt mụn nhọt có thể tạo thành vảy, bị nhiễm trùng da hoặc tệ hại nhất là hoại tử da. Hậu quả mà bạn không thể tránh khỏi sẽ là một vết sẹo xấu xí hoặc một vùng da bị biến dạng.

Việc nặn mụn liên tục còn có thể biến mụn nhọt bình thường thành u nang bã nhờn rất khó điều trị. Loại mụn này còn được gọi là u nang biểu bì, là những khối u nhỏ dưới da chứa đầy dịch mủ đặc có mùi.

Ngay cả khi nặn mụn không để lại sẹo hoặc thâm, da bạn cũng có thể bị PIH (chứng tăng sắc tố da sau viêm) do viêm mụn gây ra. Cứ mỗi lần da bạn bị tổn thương, dù chúng có khả năng lành lại thì lớp mô cũng sẽ bị mất đi. Tổn thương trên da càng lớn, nguy cơ mất đi lớp mô càng cao. Đây là nguyên nhân gây ra các loại sẹo rỗ như sẹo rỗ đáy nhọn hoặc sẹo rỗ đáy vuông.

Một số lưu ý khi điều trị mụn nhọt

Hãy thử một cách điều trị trên một nốt mụn nhọt trước

Đầu tiên, bạn hãy thử điều trị mụn nhọt bằng thuốc không kê đơn có thành phần như salicylic acid hoặc benzoyl peroxide. Bạn nên chấm lên nốt mụn nhọt trước để thử độ an toàn cũng như hiệu quả của chúng trên da bạn. Thông thường, các sản phẩm này sẽ giúp mụn nhọt thu nhỏ kích thước, khô lại và mau lành hơn.

Tuy nhiên, chúng có thể chỉ có hiệu quả tốt đối với mụn nhọt nhỏ. Nếu bạn bị mụn nhọt lớn và mãn tính, bạn hãy gặp bác sĩ da liễu nhanh chóng để được giúp đỡ.

Nếu nhất định phải nặn mụn nhọt, hãy thực hiện đúng cách

Điều tốt nhất bạn nên làm khi bị nổi mụn mủ là để nó tự lành. Thế nhưng, nếu bạn có ý định nặn nó, ít nhất hãy nặn mụn mủ đúng cách để an toàn cho da.

Các bước nặn mụn nhọt đúng cách

  • Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Bước 2: Khử trùng dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế.
  • Bước 3: Xông hơi hoặc chườm ấm vùng da bị mụn nhọt.
  • Bước 4: Dùng kim châm nhẹ vào đỉnh đầu trắng chứa mủ.
  • Bước 5: Dùng bông gòn, khăn giấy hoặc băng gạc y tế bọc ngón tay của bạn lại.
  • Bước 6: Ấn nhẹ hai bên nốt mụn mủ để nhân mụn bật ra ngoài.
  • Bước 7: Sau khi lấy sạch mủ, rửa mặt lại bằng sữa rửa mặt. Dùng toner, tinh chất làm se khít lỗ chân lông hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn thoa lên nốt mụn vừa nặn xong.

Lưu ý

  • Không nên đâm quá sâu làm mụn mủ chảy máu, dễ gây nhiễm trùng vết thương.
  • Nên ấn nhẹ nhàng từ nhiều hướng để tránh tình trạng dịch mủ bị đẩy vào sâu bên trong da hơn.
  • Không sử dụng móng tay của bạn hoặc các vật cứng chọc vỡ mụn nhọt. Tuyệt đối không cố bóp cho mủ chảy ra, không nặn nốt mụn nhọt ẩn sâu trong da hoặc chưa xuất hiện đầu trắng hoặc đầu vàng (cồi mụn).

Nếu bạn bị “nghiện nặn mụn”, hãy xin bác sĩ tư vấn ngay

1. Nghiện nặn mụn là gì?

Trong chúng ta, ai cũng có lúc “da mịn trơn như trứng gà bóc” nhưng cũng có lúc sẽ bị nổi mụn. Khi đó, bạn sẽ khó tránh khỏi việc ngứa tay và nặn vài nốt mụn.

Nhưng nếu bạn bị nghiện nặn mụn đến nỗi cứ nhìn thấy chúng là bắt buộc phải nặn ra thì tâm trạng mới dễ chịu, có thể bạn đang mắc phải hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da (skin – picking disorder).

Những người mắc chứng này thường hay âu lo thái quá. Khi nhìn thấy trên da mặt bị nổi mụn, họ sẽ tưởng tượng ra hàng tá hậu quả khủng khiếp mà nốt mụn này để lại. Sau đó hình thành tâm lý nhất định phải loại chúng cho bằng được. Việc này có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho da.

2. Cách điều trị nghiện nặn mụn

Khi gặp phải tình trạng này, bạn nhất định phải trò chuyện với bác sĩ và xin tư vấn cách điều trị để giải quyết vấn đề kịp thời.

Thông thường chứng nghiện nặn mụn không điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ thường dùng liệu pháp nhận thức – hành vi và liệu pháp “đảo ngược thói quen” để trị liệu tâm lý cho những người mắc phải.

Tất cả mọi người đều yêu cái đẹp và không ai muốn mình xấu xí do bị nổi mụn. Thế nên, để không phải điều trị hay tìm cách nặn mụn sao cho không bị sẹo thâm, bạn hãy tạo thói quen chăm sóc da đúng cách mỗi ngày. Mụn nhọt nhỏ có thể dùng các sản phẩm điều trị không kê đơn để chữa. Nhưng với những nốt mụn to, sưng viêm nghiêm trọng, bạn hãy chịu khó đến khám và điều trị ở những trung tâm da liễu có uy tín nhé!

Thông qua bài viết này, Chúng tôi hy vọng có thể trang bị cho bạn cách xử lý mụn nhọt hiệu quả, giúp bạn mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng.

Châu Khoa | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Huyết áp cao uống gì, bạn đã biết chưa?

(50)
Nước ép trái cây, sữa hay thậm chí là nước lọc là một số đồ uống điển hình giúp bạn gỡ rối khi chưa rõ người bị huyết áp cao uống gì.Nếu bị cao ... [xem thêm]

Giải mã 7 hiểu lầm về điều trị lọc máu

(90)
Quá trình lọc máu (hay còn gọi là chạy thận nhân tạo) là quá trình giúp loại bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm ... [xem thêm]

Phẫu thuật cấy tóc: Phao cứu sinh cho cánh mày râu hói đầu

(76)
Tìm hiểu về cấy tócThủ thuật cấy tóc là gì?Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ ... [xem thêm]

12 cách chống dị ứng bằng liệu pháp tự nhiên

(81)
Dị ứng gây ra cho bạn không ít rắc rối và khó chịu. Tuy không thể trị khỏi hoàn toàn dị ứng, vẫn có vô số cách để bạn xoa dịu triệu chứng cũng như ... [xem thêm]

Chất độc AGE trong thức ăn là gì và cách để hạn chế nó

(67)
Mua các sản phẩm tươi sạch là một cách đảm bảo bạn đang có nguồn dinh dưỡng tốt, nhưng làm sao để giữ được các chất dinh dưỡng đó khi bạn đã đem ... [xem thêm]

8 hoạt động hàng ngày có thể gây hại cho cột sống của bạn

(17)
Việc chăm sóc sức khỏe cột sống là vô cùng cần thiết, dù là ở bất kỳ độ tuổi nào. Có nhiều hoạt động thường ngày tưởng chừng như bình thường ... [xem thêm]

Cách chọn sữa rửa mặt theo mỗi loại da

(27)
Sữa rửa mặt tốt và phù hợp là bước đầu tiên của việc chăm sóc da. Bên cạnh việc loại bỏ bụi bẩn, tạp chất hay ngăn tình trạng bít lỗ chân lông (mà ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ

(27)
Sau khi sinh là giai đoạn khó khăn với các sản phụ vì cơ thể vẫn chưa hồi phục mà phải chăm con, cho con bú. Đặc biệt, bé khóc khi bú mẹ càng gây căng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN