Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

(4.11) - 71 đánh giá

Bên cạnh rối loạn tiêu hoá, nhiều trẻ còn mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bố mẹ hãy đọc bài viết này để cùng tìm ra giải pháp nếu con bạn gặp phải căn bệnh này nhé.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một vấn đề khá phổ biến ở ruột già. Ruột già (còn được gọi là đại tràng) hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ một phần thức ăn được tiêu hóa từ ruột non. Bất cứ thứ gì mà không được hấp thụ sẽ từ từ di chuyển ra khỏi cơ thể bạn. Những thức ăn không được hấp thu được gọi là phân (hoặc chất thải).

Để lưu thông chất dinh dưỡng trong ruột, các cơ bắp ở đại tràng và phần còn lại của cơ thể phải làm việc cùng nhau. Nếu quá trình này bị gián đoạn bởi một vấn đề nào đó, chất dinh dưỡng trong ruột kết không thể di chuyển một cách thuận lợi, chúng sẽ bị tắc nghẽn hoặc đôi khi di chuyển quá nhanh. Điều này có thể làm cho trẻ bị đau và cảm thấy tồi tệ. Các bác sĩ cũng cho rằng cơ quan ruột của những người mắc hội chứng ruột kích thích nhạy cảm hơn. Vì vậy, những gì có thể gây ra một chút khó chịu ở người bình thường thì sẽ gây ra cơn đau nghiêm trọng đối với người mắc hội chứng ruột kích thích.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích là gì?

Tất cả các trẻ em đều bị đau bụng thường xuyên và hầu hết sẽ bị táo bón (phân cứng và rất khó đi) hoặc tiêu chảy (phân lỏng và chảy nước). Một đứa trẻ mắc hội chứng ruột kích thích đôi khi có thể cảm thấy như mình không thể ngừng đi toilet. Ngược lại, một số trẻ khác lại cảm thấy đầy hơi, phân có thể mắc kẹt bên trong và làm con bạn khó chịu. Tham khảo thêm thông tin tại bài viết “8 dấu hiệu đặc trưng của hội chứng ruột kích thích“

Tại sao trẻ em lại mắc hội chứng ruột kích thích?

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được các nhà khoa học tìm thấy, mặc dù nó có xu hướng di truyền trong gia đình.

Tuy nhiên, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích. Căng thẳng làm tăng tốc độ của ruột già và làm chậm tốc độ dạ dày của trẻ. Trẻ cảm thấy căng thẳng cũng có thể kích thích bệnh, chẳng hạn như con của bạn có một kì thi rất quan trọng vào ngày mai và chúng thực sự lo lắng về điều đó. Một ví dụ khác là một đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ của mình cãi nhau và bắt đầu cảm thấy lo lắng.

Những gì mà trẻ ăn cũng có thể là chất kích thích bệnh, nhưng nó có thể khác nhau đối với từng đứa trẻ. Ví dụ, một chế độ ăn giàu chất béo có thể ảnh hưởng xấu đến một số trẻ em. Thức uống có nhiều đường có thể gây tiêu chảy ở những trẻ em khác. Ăn nhiều thức ăn cay hay ăn quá nhiều thức ăn cũng gây ra hội chứng ruột kích thích. Nếu trẻ mắc hội chứng ruột kích thích, bố mẹ hãy hạn chế trẻ ăn những loại thực phẩm này nhé.

Bố mẹ làm thế nào để giúp trẻ điều trị hội chứng ruột kích thích?

Nếu trẻ bị nặng, bác sĩ có thể cho con uống một số loại thuốc để giảm đau, cũng như giúp điều trị đầy hơi, táo bón và tiêu chảy.

Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất đối với một đứa trẻ là con hãy cố gắng tìm hiểu những hành động có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và tránh những điều đó.

Cho con viết nhật kí về những gì mình đã ăn hàng ngày là một cách để hạn chế hội chứng ruột kích thích. Trẻ em cũng có thể viết ra những điều khi chúng đang cảm thấy đặc biệt lo lắng, như trước một kỳ thi lớn, để xem nó có làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn không.

Mặc dù thức ăn gây ra hội chứng ruột kích thích của mỗi đứa trẻ có thể khác nhau một chút, nhưng dưới đây là món ăn hoặc cách ăn phổ biến nhất là “thủ phạm” gây bệnh:

  • Trẻ thường ăn quá no, quá nhiều;
  • Trẻ thường ăn thực phẩm cay;
  • Trẻ thường thích những thực phẩm giàu chất béo;
  • Trẻ thường ăn sô-cô-la;
  • Một số sản phẩm từ sữa như kem hoặc pho mát.

Ngoài ra, những món con bạn không ăn cũng có thể dẫn đến các triệu chứng hội chứng ruột kích thích gồm trái cây, rau quả, thực phẩm nhiều chất xơ như đậu và bắp nổ. Đây là các món có thể giúp giữ cho ruột hoạt động đúng cách. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cải thiện tâm trạng chỉ với 5 loại thực phẩm

(59)
Nếu bạn đang trong cơn trầm cảm hoặc đang buồn bã vì một lý do nào đó, bạn có thể ăn một số loại thực phẩm nhất định, chúng có thể giúp bạn cải ... [xem thêm]

Bà bầu xem phim kinh dị có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

(81)
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên tránh xem phim kinh dị bởi cảm giác căng thẳng khi xem phim có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Mang thai ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau

(54)
“Thành tích” của con là hay đánh bạn? Mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Trong tình huống này, bạn cần biết cách xử lý khi trẻ đánh nhau để bạo ... [xem thêm]

Không tự ý điều trị quai bị tại nhà để phòng ngừa biến chứng

(58)
Quai bị là bệnh lây nhiễm nhanh do virus mumps gây ra. Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 3-4 tuần nhưng nếu người bệnh không biết cách chăm sóc bản thân thì sẽ ... [xem thêm]

Trị thâm mụn cho nam cách nào?

(60)
Mụn trứng cá hoành hành trên mặt đã đủ khiến bạn bực bội rồi, những vết thâm sẹo xấu xí mà nó để lại càng khó chịu hơn. Thường thì phải mất vài ... [xem thêm]

13 loại thực phẩm giúp bạn hỗ trợ trí nhớ

(48)
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn một số loại thực phẩm có thể giúp tránh khỏi bệnh Alzheimer và hỗ trợ trí nhớ. Vậy bạn nên bổ sung thêm loại thực ... [xem thêm]

Vitamin A có tác dụng gì trong việc trị mụn, trẻ hóa da?

(35)
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng tan trong chất béo, mang đến nhiều lợi ích thần kỳ cho làn da và sức khỏe. Thiếu hụt loại vitamin này, da sẽ gặp vấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN