[Kiến thức y học] Y học cổ truyền là gì?

(3.78) - 15 đánh giá

“Y học cổ truyền là gì?” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm khi việc điều trị không chỉ đơn giản sử dụng mỗi Tây y, đặc biệt là bệnh mãn tính.

Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu y học cổ truyền là gì, phương pháp điều trị và điểm mạnh yếu của phương pháp điều trị này nhé!

Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ Hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện.

Từ thời Văn Lang hay Ðại Việt, y học Việt Nam dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học phương Ðông với kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc. Thêm vào đó là khả năng hiểu biết, sử dụng các nguồn dược liệu, thảo dược phong phú trong vùng nhiệt đới đã tạo ra nền y học cổ truyền Việt Nam.

Mục tiêu chính của phương pháp điều trị y học cổ truyền chính là tập trung vào việc điều chỉnh, cân bằng những yếu tố Âm – Dương trong cơ thể. Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng.

Cách chẩn đoán bệnh trong y học cổ truyền

Y học phương Tây có những phương pháp kiểm tra sức khỏe người bệnh như xét nghiệm, siêu âm, nội soi, X-quang… Trong khi đó, y học cổ truyền lại có thể chẩn đoán được bệnh bằng các phương pháp ngoại quan tứ chuẩn.

Tứ chẩn là 4 phương pháp chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng của y học cổ truyền bao gồm:

1. Vọng chẩn

Đây là phương pháp nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống và dấu hiệu nhận biết của người bệnh. Việc quan sát bên ngoài sẽ giúp bác sĩ y học cổ truyền biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. Y học cổ truyền thường chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… do những bộ phận này có mối liên hệ với phủ tạng bên trong.

2. Văn chẩn

Việc chẩn đoán sẽ được nhận định thông qua cách cung cấp thông tin của người bệnh. Bác sĩ sẽ chú ý đến những tính chất về âm thanh của người bệnh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên… từ người bệnh.

3. Vấn chẩn

Phương pháp này chẩn đoán bệnh dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý… Việc hỏi người bệnh là 1 yếu tố hết sức quan trọng để nhận được những thông tin về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám, đồng thời để hoàn thiện thông tin đã chẩn đoán trước đó.

4. Thiết chẩn

Đây là phương pháp bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám. Bác sĩ có thể sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da, thịt, tay chân và bụng hoặc cũng có thể xem mạch.

Song song với tứ chẩn, y học cổ truyền cũng cần kết hợp thêm những chẩn đoán cận lâm sàng của y học hiện đại như xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh các cơ quan trong cơ thể. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến khi chẩn đoán và điều trị bệnh.

Phương pháp điều trị của y học cổ truyền

Các phương pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền có thể chia ra thành 3 phương pháp bao gồm châm cứu, dùng thuốc uống, thuốc bôi và xoa bóp.

• Phương pháp châm cứu: Đây là phương pháp đòi hỏi bác sĩ y học cổ truyền phải nắm rõ hệ thống kinh mạch và huyệt trên cơ thể con người. Huyệt, kinh mạch, phủ tạng trong cơ thể có liên hệ mật thiết với nhau nên bác sĩ sẽ châm cứu vào huyệt tương ứng với phần cơ thể gặp vấn đề.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Liệu pháp châm cứu có giúp bạn trị bách bệnh?

• Thuốc uống: Thuốc trong y học cổ truyền được chia làm hai loại thuốc là thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Bắc là thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc được nghiên cứu và phát triển phù hợp với người Việt. Thuốc Nam được nghiên cứu thành các vị thuốc ở Việt Nam, phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.

• Phương pháp xoa bóp: Giống như phương pháp châm cứu, nhưng bác sĩ y học cổ truyền sẽ dùng tay xoa bóp vào các huyệt đạo trên cơ thể người bệnh thay vì dùng kim châm. Tuy nhiên tác động và sự chuẩn xác của phương pháp này không cao như châm cứu. Do đó, phương pháp này thường được áp dụng cho các vấn đề sức khỏe bên ngoài cơ thể người bệnh.

Ưu điểm và nhược điểm của y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm của y học cổ truyền

• Hạn chế tác dụng phụ: Các phương pháp, nguyên liệu y học cổ truyền sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh thường có tính an toàn rất cao. Các loại thuốc chủ yếu là những nguyên liệu đến từ thiên nhiên như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây… Nhờ đó sẽ hạn chế được tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.

• Điều trị hiệu quả: Y học cổ truyền có thể giúp mang lại hiệu quả cho người bệnh trong việc điều trị bệnh mãn tính, do tính chất bệnh cần được điều trị lâu dài mà hạn chế tác dụng phụ. Bên cạnh đó, y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, mang lại tác dụng làm đẹp.

Nhược điểm của y học cổ truyền

• Thời gian tác dụng chậm: Các loại thuốc uống trong y học cổ truyền tuy mang lại hiệu quả nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như Tây y. Ngoài ra, quá trình bào chế thuốc thường khá kỳ công và tốn thời gian. Các loại thuốc trong y học cổ truyền thường có mùi nặng và khá khó uống đối với người bệnh chưa quen.

• Nguồn nhân lực y học cổ truyền còn thấp: Bác sĩ y học cổ truyền sau khi học xong phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài, tích lũy kinh nghiệm, thử nghiệm mới được hành nghề. Hiện nay y học cổ truyền vẫn chưa phát triển nhiều về số lượng cơ sở khám, chữa bệnh cũng như chất lượng nhân viên y tế và hiểu biết của người bệnh.

Y học cổ truyền có thể giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh một cách an toàn và lâu dài. Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ về việc kết hợp phương pháp Tây y và y học cổ truyền để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Xanh Pôn

(43)
Bệnh viện Xanh Pôn được thành lập vào ngày 26–8–1970 ở Hà Nội. Hiện nay, Bệnh viện Xanh Pôn đã trở thành bệnh viện hạng I của thành phố Hà Nội với ... [xem thêm]

Triệu chứng tiền kinh nguyệt và dấu hiệu mang thai khác gì?

(43)
Không ít chị em hiểu lầm rằng mình đang mang thai dù thực tế chỉ là đang gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Muốn phân biệt rõ hai tình trạng này, ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không? Sự thật sẽ được bật mí!

(16)
Nhiều người lớn tuổi thường khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh nằm võng vì họ đã từng chăm con như vậy và không gặp vấn đề gì mà con lại được ngon ... [xem thêm]

Top 10 mặt nạ cho bà bầu từ thiên nhiên

(28)
Mang thai là giai đoạn thú vị nhất trong cuộc đời của phụ nữ vì bạn mong đợi đứa con chào đời và chuẩn bị làm mẹ. Trong giai đoạn này, bạn có thể ... [xem thêm]

Muốn bé phát triển tốt, mẹ nhớ bổ sung 6 loại vitamin sau

(24)
Khi mang thai, bạn sẽ cần bổ sung nhiều vitamin hơn so với những người khác. Vậy bạn có biết cơ thể bạn cần những loại vitamin nào và nạp chúng từ những ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Thay van tim có nguy hiểm không?

(37)
Nhiều người bị hẹp hay hở van tim hy vọng thay van tim xong sẽ khỏi hẳn, thế nhưng thực tế lại không đơn giản vậy. Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bạn vẫn ... [xem thêm]

Làm rõ mối liên hệ giữa giãn tĩnh mạch thừng tinh với vô sinh

(31)
Nhiều nam giới có các tĩnh mạch ở bìu. Các bác sĩ gọi tình trạng này là giãn tĩnh mạch thừng tinh. Xuất hiện ở vị trí nhạy cảm, vậy giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống

(27)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN