Tập thể dục kiểm soát đường huyết – Bạn nên thử ngay!

(4.39) - 53 đánh giá

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và kiêng khem nhiều thứ. Bên cạnh đó, hãy thử ngay các bài tập thể dục kiểm soát đường huyết kèm những lưu ý khi tập mà Chúng tôi cung cấp dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.

Tại sao tập thể dục kiểm soát đường huyết lại có hiệu quả?

  • Vì độ nhạy insulin tăng lên, các tế bào có thể sử dụng bất kỳ insulin nào sẵn có để hấp thu glucose trong và sau khi hoạt động.
  • Khi các cơ bắp co rút trong quá trình hoạt động, nó kích thích một cơ chế khác hoàn toàn tách biệt với insulin. Cơ chế này cho phép các tế bào hấp thu glucose và dùng nó để tạo năng lượng cho dù insulin có sẵn hay không.

Đây là cách mà việc tập thể dục có thể giúp làm hạ glucose trong máu ngắn hạn. Và khi bạn hoạt động đều đặn thường xuyên, nó cũng có thể giúp bạn làm giảm lượng đường máu trong thử nghiệm A1C.

Phản ứng của lượng đường huyết khi bạn vận động

Ảnh hưởng của tập thể dục kiểm soát đường huyết sẽ biến đổi phụ thuộc vào việc bạn vận động bao lâu và nhiều yếu tố khác nữa. Hoạt động thể chất có thể làm giảm lượng đường huyết của bạn trong 24 giờ và nhiều hơn sau khi hoạt động bằng cách làm cơ thể bạn thêm nhạy cảm với insulin.

Bạn nên làm quen với việc glucose trong máu phản ứng như thế nào với việc tập luyện thể dục. Kiểm tra nồng độ glucose trong máu thường xuyên trước và sau khi tập có thể giúp bạn thấy được những lợi ích của việc hoạt động. Bạn cũng có thể sử dụng những kết quả từ những lần kiểm tra glucose trong máu để nhận thấy cơ thể bạn phản ứng lại các hoạt động khác nhau như thế nào. Thông hiểu những điều này sẽ giúp bạn giữ mức đường huyết luôn được ổn định.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Hạ đường huyết và hoạt động thể chất

Mọi người mắc bệnh tiểu đường nên được chuẩn bị để điều trị hạ đường huyết, nguy cơ xảy ra hạ đường huyết cao nhất là với những người bị tiểu đường tuýp 1. Người bị tiểu đường tuýp 2 ít có các vấn đề với hạ đường huyết trong và sau khi tập luyện hơn, trừ khi chúng là insulin hoặc chất kích thích bài tiết insulin. Bạn có thể tham khảo thêm bí quyết tập thể dục kiểm soát đường huyết cho tiểu đường tuýp 2.

Nếu bạn bị hạ đường huyết trong hoặc sau khi tập luyện thể dục, cần điều trị ngay lập tức. Sử dụng quá trình giống như bạn đã làm với thời gian khác trong ngày:

  • Nạp vào ít nhất 15-20g chất bột đường có tác động nhanh (thức uống trong thể thao để cung cấp năng lượng, soda hoặc viên thuốc đường đều là những gợi ý tốt).
  • Đợi khoảng 15-20 phút và kiểm tra lại glucose trong máu một lần nữa.
  • Nếu đường huyết vẫn thấp và triệu chứng của hạ đường huyết không biến mất, lặp lại tiến trình trên.
  • Sau khi bạn cảm thấy tốt hơn, hãy đảm bảo ăn bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ đều đặn như kế hoạch để giữ lượng glucose trong máu tăng lên.
  • Nếu muốn tiếp tục việc tập thể dục kiểm soát đường huyết, bạn cần nghỉ ngơi một lát để điều chỉnh lại glucose trong máu đang thấp, tùy thuộc vào hoạt động bạn đang tham gia và bao nhiêu insulin đang lưu thông trong máu. Nếu bạn ngừng việc tập luyện thể dục, hãy kiểm tra để đảm bảo là glucose trong máu đã trở lại mức trên 100mg/dl trước khi bắt đầu tập lại.

    Nên nhớ rằng lượng đường trong máu thấp có thể xảy ra trong khi và sau khi hoạt động thể chất lâu. Nhiều khả năng sẽ xảy ra nếu bạn:

    • Dùng insulin hoặc chất kích thích bài tiết insulin
    • Bỏ bữa hoặc không ăn gì trong vòng 30 phút đến 2 giờ sau khi dừng tập
    • Tập luyện trong thời gian dài
    • Tập luyện một cách liên tục

    Nếu hạ đường huyết xảy ra thường xuyên cản trở thói quen tập luyện của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc điều chỉnh kế hoạch điều trị cho bạn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn ăn một bữa nhẹ trước khi tập luyện hoặc điều chỉnh thuốc uống cho bạn. Đối với những người đã quen với việc tập luyện trong thời gian dài, thì sự kết hợp của hai chế độ thay đổi này là cần thiết để ngăn ngừa hạ đường huyết trong và sau tập luyện.

    Tập thể dục kiểm soát đường huyết cùng chế độ ăn hợp lý

    Hầu hết mọi người không cần bổ sung thêm tinh bột vào khẩu phần ăn trừ khi họ sẽ tập luyện hơn 1 giờ đồng hồ liên tục. Với những ai đang cố gắng giảm cân, thêm thực phẩm bổ sung vào bữa ăn có thể hủy đi lượng calo đốt cháy trong khi tập luyện.

    Để tối đa hóa năng lượng cho các hoạt động, điều quan trọng là gắn bó với kế hoạch ăn uống của bạn. Tập trung vào các lựa chọn có lợi cho sức khỏe và cân bằng rau không tinh bột, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm từ sữa loại ít béo hoặc không béo, chất béo tốt cho sức khỏe và thịt nạc.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Rối loạn lo âu chia ly

    (68)
    Tìm hiểu về rối loạn lo âu chia lyRối loạn lo âu chia ly là gì?Lo lắng chia ly là nỗi sợ hãi phải chia xa, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn khi họ ... [xem thêm]

    Chứng đau đầu do biến chứng bệnh tiểu đường

    (28)
    Tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chuyển hóa gây ra tình trạng đường huyết (glucose) bất thường. Tiểu đường kéo theo một loạt các ... [xem thêm]

    Công dụng của vỏ bưởi: Không chỉ dùng để ngửi

    (73)
    Theo các chuyên gia, công dụng của vỏ bưởi rất đa dạng và có thể ứng dụng vào trong nhiều mục đích khác nhau, như làm tinh dầu, dưỡng tóc.Bài viết sau, ... [xem thêm]

    Khó thở: Các nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này

    (86)
    Bạn đã bao giờ cảm thấy khó thở hay chưa? Đó có phải là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó hay không? Làm thế nào để bạn nắm rõ nguyên nhân cũng như ... [xem thêm]

    Chất béo có thực sự gây hại cho bé?

    (59)
    Không phải chất béo nào cũng có hại cho sức khỏe. Axit béo omega-3 (một loại chất béo không no) được khuyên dùng đặc biệt cho phụ nữ có thai. Chất béo là ... [xem thêm]

    Mách bạn cách xác định dáng người để lên kế hoạch tập luyện hiệu quả

    (55)
    Học cách xác định dáng người trước khi bắt đầu quá trình tập thể thao là điều rất quan trọng để bạn có thể đặt ra những mục tiêu ... [xem thêm]

    Giải đáp thắc mắc thường gặp: Bệnh hắc lào có lây không?

    (19)
    Bệnh hắc lào có lây không là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân. Khi biết được câu trả lời cụ thể, bạn sẽ chủ động hơn trong cách chăm sóc ... [xem thêm]

    Bệnh viêm xương ổ răng: Nguyên nhân và cách điều trị

    (40)
    Viêm xương ổ răng là một biến chứng gây đau đớn có thể xảy ra sau khi nhổ răng. Hút thuốc lá và dùng thuốc ngừa thai cũng có thể là một trong những yếu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN