6 tác dụng của đu đủ đối với sức khỏe trẻ nhỏ

(4.49) - 97 đánh giá

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đu đủ không chỉ là 1 trong 10 loại trái cây ăn dặm tốt nhất mà còn rất giàu dinh dưỡng. Vậy tác dụng của đu đủ đối với trẻ nhỏ là gì?

Bé cưng nhà bạn đã bắt đầu ăn dặm và bạn đang có ý định cho bé ăn thêm đu đủ nhưng không biết liệu loại trái cây này có tốt cho bé hay không? Thực tế, đối với nhiều cha mẹ, đu đủ là sự lựa chọn cuối cùng trong danh sách các món ăn dặm cho trẻ vì nhiều người cho rằng đu đủ khó tiêu hóa. Thực tế là nếu bạn muốn cho trẻ ăn loại trái cây này sớm thì cũng không có gì nguy hiểm. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của đu đủ đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ

Theo everydayhealth, đu đủ là loại trái cây nhiệt đới rất giàu vitamin A, C và chất xơ. Cụ thể, trong 152g đu đủ có chứa:

  • 59 calo
  • 15g carbohydrates
  • 3g chất xơ
  • 1g protein
  • 95,6mg vitamin C
  • 58 mcg axit folic
  • 1492 IU vitamin A
  • 286mg kali

Ngoài ra, trong đu đủ còn có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất như canxi, magie, vitamin B1, B3, B5, E và K.

Tác dụng của đu đủ đối với trẻ nhỏ

Đu đủ là một loại trái cây có thể đem đến những lợi ích sức khỏe sau:

1. Cải thiện tiêu hóa

Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme có tác dụng phá vỡ cấu trúc thực phẩm phức tạp rất hiệu quả. Chính vì vậy, thường xuyên cho bé ăn một lượng khoảng 60 – 80g đu đủ có thể giúp cải thiện tiêu hóa.

2. Tăng khả năng miễn dịch

Hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và không mạnh bằng người lớn, do đó bé rất dễ mắc phải các bệnh thông thường như cảm, cúm. Đu đủ rất giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn và virus gây hại.

3. Điều trị lở loét

Đu đủ rất giàu vitamin A, giúp bảo vệ da trẻ khỏi bị bỏng và lở loét. Nếu bé bị bỏng hoặc phát ban nhẹ, bạn có thể dùng bột đu đủ thoa lên da bé để giảm cảm giác nóng rát.

4. Tăng cường trao đổi chất

Đu đủ rất giàu axit folic, giúp chuyển đổi homocysteine ​​thành axit amin. Homocysteine ​​có thể làm hỏng các thành mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Do đó, cho bé ăn đu đủ thường xuyên có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh liên quan đến tim mạch trong tương lai.

5. Ngăn ngừa ung thư ruột già

Các nghiên cứu chứng minh rằng các chất chống oxy hóa có trong đu đủ có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột già.

6. Chữa táo bón

Nếu bé bị táo bón, bạn nên cho bé ăn từ 60 – 80g đu đủ nghiền hai lần một ngày. Đu đủ là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, giàu chất xơ, giúp điều trị táo bón rất hiệu quả.

Những lưu ý khi cho bé ăn đu đủ

Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi thêm đu đủ vào chế độ ăn của trẻ:

  • Theo các chuyên gia, bạn có thể cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể cho trẻ ăn sớm hơn (trước 6 tháng tuổi).
  • Trước khi cho bé ăn, hãy kiểm tra xem quả đu đủ đã chín kỹ chưa. Nếu bạn cho trẻ ăn đu đủ chưa chín kỹ, trẻ có thể bị đau dạ dày.
  • Trong 4 ngày đầu cho trẻ ăn, bạn chỉ nên cho bé ăn vài thìa và quan sát xem trẻ có bị dị ứng hay không. Nếu bé có các triệu chứng khó chịu, hãy ngừng cho bé ăn ngay. Nếu bé vẫn bình thường, bạn có thể tiếp tục cho bé ăn món này.
  • Bạn chỉ nên cho bé ăn đu đủ ở mức độ vừa phải, tránh ăn quá nhiều bởi có thể khiến bé bị đau dạ dày. Ngoài ra, ăn nhiều đu đủ cũng sẽ dẫn đến tình trạng thừa beta-caroten, gây vàng da.

Cách chọn mua đu đủ cho bé

Việc chọn mua đu đủ cho bé khá đơn giản. Khi mua đu đủ tươi, bạn nên chọn những quả được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap. Chọn những quả dài, cầm nặng tay, chín đều, cuống còn nhựa dính, những quả này thường ngọt, thơm ngon, ít hột, thịt dày trong khi những quả to, tròn, cuống đã khô nhựa thì thường nhiều hột, thịt mỏng. Nếu bạn muốn cho bé ăn liền trong ngày, bạn nên chọn những quả có màu vàng đậm hoặc màu cam, còn nếu bạn định để vài ngày nữa mới cho bé ăn, vậy hãy chọn những quả có màu hơi xanh.

Bí quyết sơ chế đu đủ

Sau khi mua đu đủ về, bạn hãy rửa đu đủ dưới vòi nước đang chảy để loại bỏ hết vết bẩn bám trên vỏ. Sau đó, ngâm đu đủ với dung dịch nước có pha giấm trắng để loại bỏ hết vi khuẩn.

Khi muốn cho bé ăn, bạn hãy gọt vỏ, bổ dọc thành 2 phần và dùng thìa gạt bỏ hạt. Nếu bạn cẩn thận thì có thể rửa lại bằng nước đun sôi để nguội để đảm bảo loại bỏ hết nhựa đu đủ. Bạn có thể dùng thìa nạo đu đủ chín ở giữa để cho bé ăn ngay hoặc nếu bé quá nhỏ, sau khi nạo, bạn có thể lọc qua rây có lỗ lớn để bé dễ ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đu đủ đã sơ chế (nạo nhuyễn, xay nhuyễn) để chế biến thành những món ăn dặm hấp dẫn cho bé.

Công thức chế biến món ngon từ đu đủ

Để giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn, bạn có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như các loại quả, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang… để chế biến món ăn cho bé.

1. Sữa chua đu đủ, đào

Nguyên liệu:

  • 1/4 chén đu đủ đã sơ chế
  • 1/4 chén đào đã được nghiền mịn
  • 1 hộp sữa chua

Thực hiện:

Trộn đào và đu đủ lại với nhau, sau đó thêm sữa chua vào trộn đều và cho bé thưởng thức.

2. Sữa chua đu đủ và lê

Nguyên liệu:

  • 2 thìa súp đu đủ đã nạo nhuyễn
  • 2 thìa súp lê xay nhuyễn
  • 1 hộp sữa chua

Thực hiện:

Bạn trộn đu đủ và lê lại với nhau, sau đó thêm sữa chua vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.

3. Sinh tố đu đủ

Bạn có thể cắt đu đủ thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay và thêm một chút sữa công thức. Với công thức này, bạn đã có ngay một món sinh tố đu đủ thơm ngon cho bé.

4. Cháo đu đủ thịt tôm

Nguyên liệu

  • Nửa chén đu đủ đã sơ chế
  • 1 quả trứng
  • 50g thịt tôm xay
  • 1 chén cháo trắng

Thực hiện:

  • Với trứng gà, bạn hãy rửa sạch, luộc chín rồi bóc vỏ, tách riêng phần lòng đỏ và nghiền nát.
  • Sau đó, cho cháo đã nấu sẵn vào nồi, đun sôi, thêm thịt tôm xay vào khuấy đều. Đun khoảng 15 – 20 phút thì cho đu đủ và lòng đỏ vào, nêm nếm vừa ăn, đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp. Múc ra chén, để nguội và cho bé thưởng thức.

Với những tác dụng của đu đủ rất hữu ích được đề cập ở trên và cách chế biến nhanh gọn, đơn giản thành các món ngon cho bé, bạn hãy bổ sung ngay loại trái cây này vào thực đơn ăn dặm cho bé nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ăn hạt điều vừa vui miệng vừa bổ dưỡng

(91)
Bà bầu ăn hạt điều được đánh giá cao về mức độ dinh dưỡng, an toàn và hạn chế nguy cơ bị dị ứng nhiều hơn so với đậu phộng.Khi mang thai, bạn sẽ ... [xem thêm]

Để trị nám hiệu quả, bạn cần làm những gì?

(32)
Nám da (còn gọi là chloasma) là tình trạng xuất hiện các mảng da có màu nâu hoặc xám nâu, thường xuất hiện phổ biến trên mặt của những phụ nữ có màu da ... [xem thêm]

Áp dụng ngay 5 cách giúp con yêu tăng vốn từ vựng

(56)
Giai đoạn trẻ 5 tuổi được xem là bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, kỹ năng, nhận thức, tạo dựng nền tảng cho sự hình thành ... [xem thêm]

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em qua các giai đoạn

(35)
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ chính là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giao tiếp sau này của con bạn. Nhiều bậc ... [xem thêm]

Xỏ khuyên trên cơ thể

(68)
Xỏ khuyên trên cơ thể là gì? Xỏ khuyên trên cơ thể là mở một chiếc lỗ trên da hay xuyên qua cơ thể người để có thể đeo đồ trang sức vào đó. Có thể ... [xem thêm]

Bất ngờ với 7 mẹo nhỏ trong ăn uống giúp thải độc gan

(27)
Thải độc gan là quá trình cần thiết để duy trì sức khỏe của cơ quan này, giúp nó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Bên cạnh tim, gan là bộ phận ... [xem thêm]

Mẹ đã biết cách thay quần áo cho trẻ sơ sinh?

(93)
Việc mặc quần áo cho trẻ sơ sinh là cách thông thường nhất để bảo vệ cơ thể non nớt của con khi chào đời. Tuy nhiên, việc thay quần áo như thế nào để ... [xem thêm]

10 vật dụng cá nhân bạn không nên dùng chung với bất cứ ai

(36)
Không ít người nghĩ vật dụng cá nhân là những món đồ bình thường và có thể vô tư mượn tạm khi quên mang theo. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chung vật dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN