Thực phẩm có ích
Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay tinh bột đều ảnh hưởng mạnh đến đường huyết của bạn. Hãy tuân thủ 1 chế độ ăn khỏe mạnh với sự phối hợp giữa rau củ với trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, cá, thịt nạc, sữa ít béo. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về bữa ăn và thời gian ăn tốt nhất.
Lập kế hoạch
Nghe theo lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để ngăn chặn sự tăng đường huyết sau ăn. Chú ý đến vấn đề bạn ăn bao nhiêu và bạn ăn cái gì? Kiểm tra loại thức ăn để biết hàm lượng các chất dinh dưỡng mà nó mang lại. Khi bạn ăn bên ngoài, hãy nhớ rằng thức ăn ở nhà hàng có thể phục vụ nhiều hơn lượng thức ăn bình thường. Hãy đem một phần về nhà.
Có một chế độ luyện tập thể dục hoàn hảo
Khi bạn lập được một chế độ luyện tập thành một thói quen chủ động, điều đó sẽ rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết của bạn, đặc biệt đối với đái tháo đường loại 2. Cơ thể của bạn sẽ đáp ứng tốt hơn với insulin. Tập thể dục còn giúp các cơ trong cơ thể bạn sử dụng đường. Minh chứng cho điều này là các nghiên cứu đã cho thấy mức đường huyết cải thiện khi bạn vận động cơ thông qua quá trình luyện tập.
Tránh những ngộ nhận trong tập thể dục
Tập thể dục một cách điều độ có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết, tuy nhiên trong một vài trường hợp tập thể dục có thể làm hạ đường huyết. Để giữ mức đường huyết được ổn định, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra đường huyết trước và sau quá trình luyện tập thể dục. Mang theo một ít trái cây khi đi tập thể dục hoặc thuốc điều chỉnh đường huyết khi cần. Khi đường huyết hạ, hãy ăn nhẹ và nghỉ khoảng 15 phút. Hãy chắc chắn rằng đường huyết của bạn luôn trên mức 100mg/dl trước khi trở lại vận động.
Những gì cần làm để tránh hạ đường huyết
Stress có thể làm cho đường huyết tăng. Dành thời gian cho các sở thích, gặp gỡ bạn bè và nói không với những gì làm bạn “quá tải”. Nếu bạn tiếp cận với thuốc lá khi bị stress thì tốt nhất hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể tăng nguy cơ biến chứng của đái tháo đường. Bao gồm biến chứng về bàn chân, tổn thương dây thần kinh, các bệnh về mắt, tim, thận.
Những thứ không ngờ tới nhưng ảnh hưởng đến đường huyết của bạn
- Rượu. Bạn chỉ nên uống rượu khi đường huyết của bạn ở mức ổn định.
- Bệnh tật. Khi bạn bị bệnh, hãy kiểm tra đường huyết một cách thường xuyên hơn, duy trì đủ nước và cố gắng ăn uống một cách điều độ.
- Du lịch. Thay đổi múi giờ có thể phá vỡ lịch trình. Hãy kiểm tra đường huyết của bạn trước và sau bữa ăn. Hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn cần đem theo thuốc để điều chỉnh đường huyết.
Tuân theo chỉ định điều trị
Việc tuân thủ điều trị rất cần thiết đối với sức khỏe của bạn. Hãy tuân theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ luyện tập và chế độ ăn. Dùng thuốc đúng chỉ định. Đối với đái tháo đường loại 1 thì việc điều trị là insulin hoặc bơm insulin, có khi là với một loại thuốc tiêm khác. Đái tháo đường loại 2 thường được điều trị bằng thuốc như insulin hoặc các thuốc giúp insulin trong cơ thể hoạt động. Bác sĩ của bạn sẽ điều chỉnh kế hoạch điều trị tùy thuộc vào tuổi, cơ địa và lối sống của bạn.
Điều trị đái tháo đường bằng insulin
Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể của bạn sẽ không sản xuất đủ insulin để điều chỉnh đường huyết. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn insulin dựa vào thời gian mắc bệnh, loại đái tháo đường mà bạn đang mắc, mức đường huyết, sức khỏe hiện tại cũng như những loại thuốc khác mà bạn đang dùng.
Những dược phẩm có lẽ bạn cũng cần đến
Khi bạn sử dụng insulin, bạn có thể cần đến những loại thuốc khác để cải thiện mức đường huyết. Thuốc viên dùng trong đái tháo đường loại 2 có thể làm tăng insulin trong cơ thể và cải thiện tình trạng sức khỏe. Thuốc tiêm có thể làm chậm việc hấp thu glucose sau khi ăn và ảnh hưởng đến vị giác.
Bí quyết cho việc dùng insulin đường tiêm
Bác sĩ, y tá hay các nhân viên y tế khác có thể chỉ cho bạn cách tự tiêm insulin. Các vị trí tiêm insulin cần thay đổi để không hình thành sẹo. Ví dụ, tiêm insulin ở bụng trước khi ăn sáng ở một vị trí, tiêm ở một vị trí khác trên bụng khi ăn trưa và mặt trước đùi khi ăn tối. Tránh tiêm ở vị trí các khớp, vùng háng, rốn và ở vị trí các sẹo.
Bạn tiêm loại insulin gì?
Loại insulin mà bác sĩ chỉ định sẽ khác nhau về thời gian tác dụng, thời gian đạt đỉnh và thời gian bán hủy. Loại tác dụng nhanh, loại tác dụng chậm và loại hỗn hợp tùy thuộc vào bữa ăn. Loại tác dụng dài và trung bình có thể kéo dài đến 24 giờ.
Thời gian và bữa ăn
Nếu bạn sử dụng loại tác dụng ngắn và loại hỗn hợp, nó sẽ hoạt động khi bạn hấp thu thức ăn để tránh tình trạng hạ đường huyết. Dùng loại insulin có tác dụng ngắn trước ăn từ 30 – 60 phút. Loại hỗn hợp được dùng trước ăn 15 phút. Loại tác dụng nhanh thì dùng trước ăn 5 – 15 phút hoặc ngay sau khi ăn.
Bạn đã tiêm quá nhiều insulin?
Nếu bạn tiêm quá nhiều insulin, bạn có thể bị hạ đường huyết. Nếu bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như cảm thấy mệt, yếu hoặc run, hãy ăn hoặc uống cái gì đó có đường, nước ép chẳng hạn. Hoặc là uống đường viên. Hãy nói với bác sĩ những gì đã xảy ra để xác định được nhu cầu tiêm insulin của bạn là bao nhiêu.
Trường hợp bạn cần kiểm soát đường huyết hơn nữa
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát insulin và đường huyết, bạn có lẽ sẽ cần đến bơm insulin. Nó có thể dễ dàng kiểm soát liều insulin và giữ cho mức đường huyết ổn định bằng một chương trình tính toán liều thuốc. Cho dù bạn dùng thuốc loại nào, bạn có thể luôn hỏi ý kiến của bác sĩ khi cần. Bạn cũng cần tìm ra cân bằng giữa chế độ ăn, tập thể dục và dùng thuốc.
Khi nào thì kiểm tra HbA1c
Test này có thể kiểm tra mức đường huyết trung bình của bạn trong vòng 2-3 tháng. Nó là một test đơn giản bạn có thể làm ở phòng khám của bác sĩ. Các chuyên gia khuyên bạn kiểm tra 2 lần/năm. Mức HbA1c mục tiêu của phần lớn người bị đái tháo đường là 7% hoặc thấp hơn. Nếu kết quả HbA1c cao, bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc cho bạn.
Tài liệu tham khảo
http://www.webmd.com/diabetes/controlling-diabetes-15/slideshow-blood-sugar-insulin