Những tác động của bệnh tiểu đường lên cơ thể bạn

(3.95) - 20 đánh giá

Kiểm soát bệnh tiểu đường tốt sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng trên các cơ quan sau:

  • Tim và các mạch máu
  • Mắt
  • Thận
  • Thần kinh
  • Đường tiêu hóa
  • Răng và nướu

Tim và mạch máu

Nếu không điều trị tiểu đường tốt bạn sẽ tăng ít nhất gấp đôi lần các biến chứng về tim và đột quỵ so với người không bị tiểu đường.

Các tổn thương mạch máu hoặc thần kinh ở chi dưới có thể dẫn đến đoạn chi. Người tiểu đường có nguy cơ đoạn ngón và bàn chân gấp 10 lần so với người không tiểu đường.

Triệu chứng: bạn có thể không có triệu chứng gì cho đến khi bạn bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Các tổn thương mạch máu lớn ở chi dưới có thể gây chuột rút, thay đổi màu da, giảm cảm giác.

Tin tốt: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng kiểm soát đường tốt có thể tránh được hoặc làm ngừng tiến triển các biến chứng kể trên.

Mắt

Tại Mỹ, tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trong độ tuổi 20 – 74. Tiểu đường cũng có thể gây ra mù lòa do các bệnh lý sau không được điều trị tốt:

  • Tăng nhãn áp
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh võng mạc do tiểu đường (do tổn thương những mạch máu nhỏ).

Triệu chứng: do giảm hoặc mất thị lực đột ngột

Tin tốt: Các nghiên cứu cho thấy rằng khám kiểm tra mắt định kỳ và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa 90% mù lòa do tiểu đường.

Bệnh thận

Tại Mỹ, tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành và chiếm một nửa trường hợp suy thận mới phát hiện.

Triệu chứng: Thường không có triệu chứng trong giai đoạn sớm. Trong giai đoạn muộn có thể biểu hiện phù chân và bàn chân.

Tin tốt: Các thuốc hạ huyết áp (thậm chí khi không có tăng huyết áp) cũng có thể làm giảm nguy cơ suy thận lên tới 33%

Thần kinh

Đường trong máu cao kéo dài có thể làm tổn thương thần kinh và chiếm tới 70% bệnh nhân tiểu đường có tổn thương này.

  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể gây đau, bỏng rát, hoặc mất cảm giác 2 bàn chân. Thường bắt đầu từ ngón chân, có thể ảnh hưởng đến bàn tay và các phần cơ thể khác.
  • Bệnh lý thần kinh tự động. Do tổn thương thần kinh chi phối các cơ quan trong nội tạng gây ra các triệu chứng như những vấn đề về tình dục, tiêu hóa, rối loạn cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu, chóng mặt, ngất, hoặc không nhận biết khi đường máu thấp.

Tin tốt: Bạn vẫn có nhiều cơ hội điều trị cơn đau. Bác sĩ có thể cho bạn thuốc chống trầm cảm, chống co giật, thuốc tác dụng trên da như kem hoặc miếng dán, thiết bị kích thích thần kinh (kích thích thần kinh bằng dòng điện qua da) .

Răng

Bạn có nguy cơ cao hơn bệnh lý về nướu răng khi bạn bị bệnh tiểu đường.

Triệu chứng: Nướu răng đỏ, sưng và dễ chảy máu.

Tin tốt: Kiểm soát đường huyết tốt, khám nha sĩ đều đặn, chăm sóc răng hằng ngày bằng việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước sát khuẩn có thể phòng bệnh nướu răng và mất răng

Hãy tự ý thức chăm sóc bệnh tiểu đường

Chỉ cần bạn khám kiểm soát đường huyết tốt là đã làm ngừng lại hoặc thậm chí đảo ngược các biến chứng của tiểu đường. Một số trường hợp khác cần phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật để xử lý biến chứng và phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.

Điều trị các biến chứng tập trung vào việc làm chậm lại những tổn thương bao gồm thuốc, phẫu thuật hoặc những phương pháp khác.

Điều quan trọng nhất làm giảm các biến chứng của tiểu đường là kiểm soát đường huyết tốt, ăn đúng cách, tập thể dục, giảm cân, không hút thuốc lá, điều trị huyết áp và cholesterol cao.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/diabetes/guide/risks-complications-uncontrolled-diabetes#1

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Thị Ánh Kim - Ths.BS. Trần Thị Như Hoa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh nhân tiểu đường có nên uống rượu không?

(86)
Tại Úc, uống rượu được đại đa số người dân chấp nhận và đối với nhiều người là một phần bình thường trong các sự kiện xã hội. Khi sử dụng ... [xem thêm]

Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

(34)
Bạn có thể đã bị sốc khi phát hiện ra rằng bạn bị tiểu đường thai kỳ – nhiều phụ nữ không có dấu hiệu cụ thể. Các dấu hiệu của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường

(46)
Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm ... [xem thêm]

10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

(77)
Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

Peptide C

(94)
Xét nghiệm peptide C đo nồng độ peptide C có trong máu. Peptide C được sản xuất ở cùng nồng độ như insulin vì tuyến tuỵ đầu tiên sản xuất ra phân tử ... [xem thêm]

Dùng chỉ số đường huyết thực phẩm (glycemic index – GI) như thế nào?

(50)
Một số thực phẩm có thể làm đường huyết của bạn tăng vọt rất nhanh. Đó là vì loại carbohydrate (carb) trong đường tinh luyện hoặc bánh mì trắng sẽ ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và mang thai

(89)
Đa số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng mà bạn nên biết. Thông tin dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN