Thuốc lá gây nghiện cho bạn như thế nào?

(4.02) - 71 đánh giá

Chất nicotine trong thuốc lá chính là lý do khiến việc từ bỏ hút thuốc trở thành cơn ác mộng với rất nhiều người

Thực chất, nghiện thuốc lá chính là nghiện chất nicotine. Đây là chất có trong thuốc lá tự nhiên tự nhiên. Nó có khả năng gây nghiện tương tự heroin hoặc cocaine. Theo thời gian, người hút thuốc sẽ phụ thuộc cả thể chất lẫn tinh thần khiến việc bỏ thuốc trở nên gian truân hơn và tăng khả năng tái nghiện.

3 nguyên nhân hút thuốc lá

Nếu bạn đang cố gắng bỏ thuốc lá, hãy xem xét những nguyên nhân khiến minh không thể cai nghiện để tìm ra cách bỏ thuốc lá phù hợp.

1. Sự “trói buộc” của nicotine

Khi bạn hít phải khói thuốc, nicotine sẽ đi sâu vào trong phổi. Từ đó máu sẽ hấp thụ rất nhanh chất gây nghiện này, cùng carbon monoxide và một số độc tố khác, rồi mang chúng đi phân phối khắp cơ thể bạn. Trên thực tế, chất nicotine có trong thuốc lá tiếp cận não bộ nhanh hơn so với các loại thuốc tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch.

Hút thuốc lá có hại như thế nào? Nicotine gây ảnh hưởng lên rất nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm não bộ, hệ tim mạch, hormone và sự chuyển hoá các chất của cơ thể. Đối với nữ giới hút thuốc lá, nicotine còn được tìm thấy trong sữa mẹ và chất nhầy trong cổ tử cung. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ.

Nicotine làm giảm căng thẳng. Chất này còn hoạt động như một loại thuốc ức chế bằng cách gây cản trở sự trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh. Từ đó, khi nồng độ nicotine bị thiếu hụt, tế bào thần kinh sẽ “gửi thông điệp” để bạn hút thuốc như một cách bổ sung nicotine. Theo thời gian, người hút bắt đầu lờn nicotine. Do đó, họ cần phải tiếp nhận lượng nicotine nhiều hơn so với liều lượng cũ trước đó.

2. Ngộ nhận hút thuốc lá để thể hiện sự trưởng thành

Nhiều thanh thiếu niên hút thuốc lá để thể hiện sự trưởng thành, để cho mọi người thấy rằng mình đã giống người lớn và không bị xem là trẻ con hoặc xem đó là hình thức nổi loạn chống lại áp lực của phụ huynh.

3. Áp lực tâm lý

Có nhiều nguyên nhân hút thuốc lá liên quan đến yếu tố áp lực tâm lý. Đó có thể là do căng thẳng, muốn tìm kiếm một lối thoát tạm thời. Trong khi đó, nicotine trong thuốc lá có khả năng làm rất tốt nhiệm vụ này.

9 tác hại của việc hút thuốc lá

Ai cũng biết hút thuốc rất có hại cho sức khỏe nhưng bạn đã biết cụ thể hút thuốc lá có hại như thế nào chưa? Dưới đây là 9 tác hại nổi bật nhất của thuốc lá.

Tác hại và thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam

1. Khớp xương

Bạn thường xuyên hút thuốc và cảm thấy các khớp xương của mình đau nhức và có dấu hiệu của bệnh viêm khớp? Đó có thể là do bạn đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (RA). Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chắc chắn nhưng các thuốc điều trị chứng bệnh này không có tác dụng ở người có thói quen hút thuốc thường xuyên.

2. Làn da

Hút thuốc làm đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên. Làn da tổn thương do khói thuốc rất khó lấy lại độ đàn hồi và mịn màng như trước, thậm chí thuốc lá còn khiến các bệnh về da như ung thư da trở nên trầm trọng hơn.

Trong thuốc lá có loại hóa chất độc hại có thể phá vỡ cấu trúc collagen và elastin gây ra nếp nhăn. Thói quen hút thuốc cũng làm suy giảm lượng collagen tự nhiên, khiến da dễ bị khô sạm, chùn nhão.

3. Đôi mắt

Hút một điếu thuốc đồng nghĩa với việc bạn đã tiến thêm hai bước tới căn bệnh thoái hóa điểm vàng. Đây là căn bệnh về mắt phá hủy thị lực trung tâm – cơ quan chịu trách nhiệm cho việc đọc, viết và nhận diện khuôn mặt mọi người. Ngoài ra, người nghiện thuốc lá có nhiều nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, là nguyên nhân khiến thị lực của bạn yếu hơn gấp 3 lần những người không hút thuốc.

4. Cơ quan sinh dục

Nam giới hút thuốc có nguy cơ mắc chứng rối loạn cương dương cao hơn người không hút thuốc. Ở nữ giới, chứng nghiện thuốc lá g làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

5. Răng miệng

Ngưới hút thuốc có thể đối mặt với những bệnh về răng miệng như răng ố vàng, ung thư miệng, hơi thở nặng mùi, viêm tuyến nước bọt…

Thuốc lá và các chế phẩm từ chúng gây tác động lên các liên kết giữa xương và mô mềm trong răng. Nói cách khác, thuốc lá làm biến đổi chức năng thông thường của các tế bào mô lợi. Sự ảnh hưởng này khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng hơn, lượng máu chảy đến phần nướu cũng giảm sút. Đây là nguyên nhân chính khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương.

6. Não bộ

Ở những người hút thuốc, nguy cơ đột quỵ tăng gấp ba lần so với người không thút thuốc. Bên cạnh đó, người bị nghiện thuốc cũng có nhiều rủi ro ở hệ tim mạch.

7. Hệ tiêu hóa

Nếu hút thuốc, bạn có thể mắc một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng, bệnh Crohn (viêm mãn tính đường ruột), bệnh polyps đại tràng, viêm tụy hay ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, hút thuốc còn làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 35%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và tuyến tụy.

8. Phổi

90% ca bệnh ung thư phổi ở Mỹ có liên quan đến thói quen hút thuốc. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhóm bệnh gây tổn thương đến các túi khí nhỏ có trong phổi.

9. Tim

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch. Các chất độc hại có trong thuốc lá làm động mạch cứng và hẹp lại, từ đó khiến máu trở nên đặc hơn và xuất hiện các cục máu đông trong động mạch.

Thói quen hút thuốc là thủ phạm góp mặt trong hầu hết mọi vấn đề về sức khỏe. Nếu muốn sống khỏe mạnh, hạnh phúc đến cuối đời, bạn hãy tìm cách cai nghiên thuốc lá càng sớm càng tốt.

Bạn có thể đọc thêm Cách cai nghiện thuốc lá

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

(51)
Chế độ ăn hàng ngày có một tác động không nhỏ đến não. Việc hiểu rõ những loại thực phẩm nào tốt cho não sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang sống vì người khác quá nhiều

(19)
Sống vì người khác nếu hiểu theo hướng tích cực chính là đặt lợi ích của những người xung quanh bên cạnh lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, sống mà chỉ ... [xem thêm]

Vì sao người châu Á hay bị nám da?

(98)
Tìm hiểu chungNám da là bệnh gì?Bệnh nám da là một vấn đề da phổ biến, gây ra các mảng màu nâu đến màu xám nâu trên mặt. Hầu hết mọi người bị tình ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu rách cơ

(30)
Rách cơ là một chấn thương thể thao khá phổ biến với 3 mức độ nguy hiểm khác nhau. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương sẽ có các phương pháp ... [xem thêm]

Quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào?

(92)
Cắt thực quản được thực hiện để điều trị ung thư thực quản. Có hai loại cắt thực quản, tùy vào tình trạng ung thư, bác sĩ sẽ quyết định bạn nên ... [xem thêm]

Tác dụng của giác hơi có tốt không?

(31)
Nhiều người tin rằng tác dụng của giác hơi giúp giảm đau, viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn… Vậy giác hơi là gì và giác hơi có tốt không?Không chỉ ... [xem thêm]

Quầng thâm dưới mắt: Thủ phạm biến bạn thành gấu trúc!

(39)
Những quầng thâm dưới mắt chẳng những khiến bạn trông mệt mỏi hơn mà còn phải tốn thêm thời gian che khuyết điểm mà vẫn dễ lộ vẻ hốc hác. Làm sao ... [xem thêm]

Cây sơn độc: Những điều bạn nên biết

(47)
Cây sơn độc là một loại cây có thể gây ra dị ứng da nghiêm trọng (viêm da do tiếp xúc). Sự dị ứng này xảy ra do một loại nhựa tên là urushiol có mặt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN