10 sai lầm khi sử dụng kem chống nắng của 80% nữ giới

(4.37) - 19 đánh giá

Kem chống nắng là một người bạn không thể thiếu đối với chúng ta, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, ngăn ngừa ung thư da cũng như quá trình lão hoá.

Kem chống nắng giúp che chắn bạn khỏi các tia cực tím (UV) nguy hiểm của mặt trời theo hai cách. Một số hoạt động bằng cách tán xạ ánh sáng, phản chiếu nó ra khỏi cơ thể bạn hoặc một số khác là hấp thụ các tia UV trước khi chúng đến da của bạn.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu hiểu rõ hơn về kem chống nắng để chọn cho mình một loại kem phù hợp nhé!

Những con số ghi trên kem chống nắng thực sự có ý nghĩa gì?

chỉ spf của kem chống nắng

Rất nhiều người tiêu dùng tin rằng chỉ số SPF trên tuýp kem chống nắng càng cao sẽ giúp bảo vệ da khỏi bức xạ tia UV càng tốt. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm này chỉ chống tia UVB chứ chưa đủ khả năng chống lại tia UVA.

Tia UVA chiếm khoảng 95% tia cực tím chiếu đến da chúng ta. Mặc dù UVA và UVB đều gây hại cho da nhưng UVA lại là mối đe dọa lớn hơn, chúng hiện diện quanh năm, ngay cả khi trời có nhiều mây và mặt trời không ló rạng.

Tia UVA được coi là kẻ “giết người thầm lặng”, bạn không hề cảm thấy những ảnh hưởng của nó, nhưng thực ra nó đang thâm nhập sâu vào da, tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm. Mặc dù UVB tác động lên da nhanh hơn rất nhiều nhưng tia UVA xuyên qua da sâu hơn. UVA là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nếp nhăn và làm tăng phần lớn nguy cơ gây ung thư da.

Theo lý thuyết thì chỉ số SPF là 30 sẽ lọc được 97% tia UVB trong 2 giờ đồng hồ và chỉ số SPF cao hơn sẽ cản được nhiều hơn tia UVB từ mặt trời nhưng không có loại kem chống nắng nào chống được 100%.

Vấn đề ở đây là nhiều người thấy da chưa đỏ ửng lên nên vẫn nghĩ rằng mình đang an toàn. Điều này tăng nguy cơ tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời tạo ra mối nguy hiểm thật sự cho làn da.

Các loại kem chống nắng với chỉ số SPF càng cao thì chất hóa học càng nhiều. Nó có thể gây ra vấn đề sức khỏe, tăng khả năng làm tổn thương tế bào và phá vỡ cân bằng hormone khi da hấp thụ những chất đó.

Cách tốt nhất là bên cạnh chỉ số SPF, bạn cần chú ý dòng chữ “broad-spectrum” trên sản phẩm. Đây là dòng chữ dành cho các sản phẩm chống nắng có độ quang phổ rộng, có thể chống được cả UVA và UVB.

Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Để kem chống nắng hoạt động hiệu quả, bạn cần phải thoa một lượng kem đủ cho khắp vùng cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này đồng nghĩa với việc sản phẩm không được gây kích ứng cho da và phải đảm bảo bảo vệ da khỏi tia UV tốt.

Kem chống nắng hoạt động dựa theo một trong hai cơ chế sau. Những loại kem trước đây làm cho tia UV bị bật trở lại và phần lớn các sản phẩm này có chứa kẽm oxit (ZnO) hoặc là titan đioxit.

Loại thứ hai sử dụng những chất lọc hóa học để ngăn cản tia bức xạ UV như octisalate, oxybenzone, avobenzone, homosalate, octinoxate và octocrylene.

Các chất hóa học này làm mất cân bằng các hormone và có thể làm biến đổi khả năng sinh sản, làm chậm quá trình dậy thì, thay đổi chu kỳ động dục ở chuột, giảm số lượng tinh trùng đối với các thí nghiệm động vật và biến đổi chức năng tuyến nội tiết.

Các chất hóa học khác ví dụ như retinoids (một dạng Vitamin A) thêm vào để làm chậm quá trình lão hóa da có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da, có thể làm tăng tốc quá trình phát triển các tổn thương và các khối u khi tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời.

Những sản phẩm chứa kẽm oxit được chứng minh trong nhiều năm có thể sử dụng an toàn và hiệu quả như một phương pháp để ngăn ngừa cả tia UVA và UVB. Theo các kênh thông tin đại chúng trong thời gian gần đây, một vài nhãn hàng đã sử dụng kẽm oxit để ngăn ngừa tia UV.

Tóm lại, sự lựa chọn kem chống nắng tốt nhất và an toàn nhất là loại có chứa kẽm oxit. Tuy nhiên, nên tránh dùng những dòng sản phẩm chứa kẽm oxit nano để không tiếp xúc với các loại chất độc tiềm tàng.

Kết hợp nhiều cách chống nắng cho da

Trước đây, tia UVB được cho là tia nguy hiểm nhiều hơn nên những sản phẩm kem chống nắng trước đây chỉ có tác dụng lọc tia UVB. Tuy nhiên trong nghiên cứu gần đây, bức xạ tia UVA mới thực sự đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển u melanin ác tính, loại nặng nhất của ung thư da.

Nhiều các nghiên cứu khác cho thấy kem chống nắng giảm đi số lượng các ung thư tế bào vảy nhưng không có tác dụng đối với các tế bào nền và cũng có thể góp phần làm cho u hắc tố melanoma ác tính trở nên nặng hơn.

Có một vài bằng chứng chứng minh rằng việc mắc ung thư tế bào không hắc tố và các bệnh ung thư da dễ điều trị có liên quan đến việc tiếp xúc lâu dần với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, điều đó không đúng với trường hợp mắc ung thư tế bào hắc tố mà nó có liên quan đến việc da bị cháy nắng.

Hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng kem chống nắng chỉ nên được dùng như màng lọc và nó không nên là lý do để bạn yên tâm đứng ngoài trời lâu hơn. Đối với việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài, bạn nên thử một số phương pháp bảo vệ da khỏi mặt trời song song với việc thoa kem chống nắng ví dụ như đội mũ, đeo kính râm, mặc đồ dài tay và đứng dưới bóng râm.

Kem chống nắng như một lá chắn cho làn da, giúp bảo vệ da tránh khỏi những tác hại từ ánh nắng mặt trời. Chính vì vậy bạn hãy chọn cho mình một loại kem chống nắng phù hợp sử dụng hàng ngày để da được bảo vệ tối đa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm mỡ bụng dễ dàng nhờ các nguyên tắc sau

(74)
Mỡ bụng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có nhiều tác động xấu đối với sức khỏe. Thay đổi chế độ ăn uống và tuân theo lời khuyên dưới ... [xem thêm]

Bà bầu ăn khoai lang như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé?

(58)
Bà bầu ăn khoai lang có thể nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả bạn và bé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở mức vừa phải, nếu ăn quá nhiều, bạn ... [xem thêm]

8 cột mốc quan trọng trong quá trình cho bé ăn

(36)
Khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thức ăn rắn sẽ có rất nhiều sự kiện quan trọng xảy ra. Sau đây là một số cột mốc quan trọng ấy.Cột mốc thứ 1: ... [xem thêm]

Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường

(21)
Tuổi khởi phát bệnh tiểu đường là tuổi nào? Có phải chỉ người lớn mới bị đái tháo đường?Theo Hiệp hội Tiểu đường (đái tháo đường – tiểu ... [xem thêm]

7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”

(57)
Bạn thường hỏi “bác sĩ Google” vì không phải xếp hàng chờ đợi hay tốn bất kỳ một chi phí nào để được tư vấn sức khỏe. Tuy nhiên, vị bác sĩ này ... [xem thêm]

Bạn đã sử dụng chỉ nha khoa đúng cách?

(80)
Chỉ nha khoa là vật dụng trong ngành nha khoa giúp lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng ... [xem thêm]

Bé hay ợ sữa hoặc nôn ói: Có nguy hiểm không?

(76)
Là cha mẹ, hẳn bạn đã từng bối rối và bực bội khi bé liên tục ợ và ọc ra sữa và thức ăn. Ban đầu bé chỉ ợ một đôi lần nhưng càng về sau, tần ... [xem thêm]

Ngộ nhận của bố mẹ khi xử trí cho con bị co giật do sốt cao

(44)
Co giật do sốt cao là loại co giật phổ biến nhất (4% trẻ mắc phải). Trẻ mắc phải chứng bệnh này thường ở độ tuổi từ 6 tháng tới 5 tuổi. Hầu hết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN