Phenol

(3.6) - 20 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của phenol là gì?

Phenol được dùng để điều trị đau họng, đau miệng, đau kèm theo viêm loét miệng và kích ứng nhỏ vùng miệng. Phenol cũng có thể được sử dụng cho các bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ.

Phenol dạng phun là một chất gây mê và kết hợp giảm đau ở miệng, hoạt động bằng cách làm tê vùng đau hoặc khó chịu.

Bạn nên dùng phenol như thế nào?

Dùng bình xịt phenol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn trên thuốc để được hướng dẫn chính xác.

Dùng cho vùng bị tổn thương. Giữ thuốc lại tại chỗ ít nhất 15 giây và sau đó khạc nhổ.

Nếu bạn bỏ lỡ một liều xịt phenol và bạn đang sử dụng thường xuyên, sử dụng lại thuốc khi bạn nhớ. Nếu gần thời gian dùng liều tiếp theo, không tăng gấp đôi liều để bắt kịp, trừ khi được bác sĩ cho phép. Đừng dùng 2 liều thuốc cùng một lúc.

Hỏi bác sĩ hay dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng phenol dạng phun.

Bạn nên bảo quản phenol như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng phenol cho người lớn là gì?

Phun: Phun trực tiếp vào cổ họng; súc miệng trong 15 giây sau đó khạc nhổ. Có thể lặp lại mỗi 2 giờ.

Súc miệng: Súc miệng trong 15 giây sau đó khạc nhổ. Có thể lặp lại mỗi 2 giờ.

Liều dùng phenol cho trẻ em là gì?

Phun:

  • 2-12 tuổi: 3 lần phun với dung dịch 1,4% hoặc 5 lần phun với dung dịch 0,5% vào cổ họng hoặc vùng bị tổn thương; có thể lặp lại sau mỗi 2 giờ.
  • ≥12 tuổi: 5 lần xịt với dung dịch 1,4%, trực tiếp lên cổ họng; súc trong 15 giây sau đó khạc nhổ. Có thể lặp lại mỗi 2 giờ.

Súc miệng:

  • 6-12 tuổi: Sử dụng miếng gạc, thấm 10 ml dung dịch 1,4% lên khu vực bị ảnh hưởng, hoặc súc miệng trong 15 giây, sau đó khạc nhổ.
  • ≥12 tuổi: Súc miệng với dung dịch 1,4% trong 15 giây sau đó khạc nhổ. Có thể lặp lại mỗi 2 giờ.

Phenol có những dạng và hàm lượng nào?

Phenol có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dạng xịt;
  • Dạng viên ngậm.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng phenol?

Kiểm tra với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn mắc các tác dụng phụ sau đây:

Những tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Khó thở;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Buồn nôn;
  • Phát ban;
  • Sưng tấy;
  • Nôn mửa;
  • Các cơn đau, đỏ, sưng, hoặc vùng bị kích thích trong hoặc xung quanh miệng trở nặng hơn.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng phenol bạn nên biết những gì?

Trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc, nguy cơ và lợi ích của thuốc phải được cân nhắc. Đây là quyết định của bạn cùng bác sĩ. Đối với thuốc này, những điều sau đây cần được xem xét:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ cua bạn biết nếu bạn có bất kỳ biểu hiện dị ứng khác, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với thuốc không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc thành phần một cách cẩn thận.

Trẻ em

Không có thông tin về mối quan hệ của tuổi tác với tác dụng của phenol ở trẻ em. Tính an toàn và hiệu quả chưa được xác định ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Người cao tuổi

Không có thông tin về mối quan hệ của tuổi tác với tác dụng của phenol ở bệnh nhân cao tuổi.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Phenol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới phenol không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến phenol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhiễm trung ở hoặc xung quanh miệng;
  • Lở loét nặng trong xung quanh miệng – Nguy cơ mắc tác dụng phụ có thể tăng.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Pediasure

(58)
Tìm hiểu chungTác dụng của pediasure là gì?Pediasure là một sản phẩm dinh dưỡng hoàn toàn, cân bằng được sản xuất đặc biệt dành cho trẻ em từ 1 đến 13 ... [xem thêm]

Solifenacin

(46)
Tên gốc: solifenacinPhân nhóm: thuốc trị các rối loạn ở bàng quang & tuyến tiền liệtTác dụng của thuốc solifenacinTác dụng của thuốc solifenacin là ... [xem thêm]

Thuốc axit aminolevulinic

(22)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc axit aminolevulinic là gì?Axit aminolevulinic được dùng để điều trị một tình trạng tổn thương da là dày sừng quang hóa (actinic ... [xem thêm]

Amiphargen

(59)
Thành phần: glycyrrhizinate monoammonium, Glycin, L-cystein.HCl.H2OTên biệt dược: AmiphargenTác dụng của thuốc AmiphargenTác dụng của thuốc Amiphargen là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Sensibio®

(599)
... [xem thêm]

Thuốc thiamin (vitamin B1)

(19)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc thiamin (vitamin B1) là gì?Thiamin (vitamin B1) được tìm thấy trong thực phẩm như ngũ cốc thô, thịt, các loại hạt, đậu, đậu ... [xem thêm]

Glutethimid®

(17)
Tên gốc: glutethimidePhân nhóm: thuốc an thần gây ngủTên biệt dược: Glutethimid®Tác dụngTác dụng của thuốc Glutethimid® là gì?Glutethimid® thường được sử ... [xem thêm]

Celexa®

(65)
Tên gốc: citalopramPhân nhóm: thuốc chống trầm cảmTên biệt dược: Celexa®Tác dụngTác dụng của thuốc Celexa® là gì?Thuốc Celexa® là thuốc thường được sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN