Thuốc flucytosine

(4.19) - 22 đánh giá

Thuốc gốc: flucytosine

Tên biệt dược: Ancobon®

Phân nhóm: thuốc diệt nấm và ký sinh trùng dùng tại chỗ.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc flucytosine là gì?

Bạn có thể sử dụng flucytosine để điều trị nhiễm nấm nghiêm trọng trong cơ thể. Flucytosine thuộc nhóm thuốc kháng nấm. Flucytosine thường được dùng với các thuốc khác và hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của một số loại nấm.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc flucytosine cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm nấm Candida đường tiết niệu, bệnh nhiễm trùng Candida máu (candidemia), bệnh nhiễm Cryptococcus, bệnh viêm màng não do Cryptococcus (cryptococcal meningitis), viêm nội tâm mạc do nhiễm nấm, bệnh nhiễm trùng nấm hệ thống:

Để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng do các chủng Candida và/hoặc Cryptococcus nhạy cảm (bao gồm bệnh nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng hệ tiết niệu và nhiễm trùng phổi), bạn dùng 50-150 mg/kg/ngày chia thành các liều uống mỗi 6 giờ (kết hợp với amphotericin B).

Bên cạnh đó, Hội bệnh nhiễm Hoa Kỳ (Infectious Diseases Society of America – IDSA) khuyến cáo bạn dùng liều 100 mg/kg/ngày chia thành 4 liều kết hợp với amphotericin B hoặc fluconazole).

Liều dùng thuốc flucytosine cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc nhiễm trùng nấm hệ thống:

Để điều trị bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do các chủng Candida và/hoặc Cryptococcus nhạy cảm (bao gồm bệnh nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng hệ tiết niệu, và nhiễm trùng phổi), bạn cho trẻ dùng liều lượng tùy theo độ tuổi của trẻ như sau:

  • Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, bạn cho trẻ uống 25-100 mg/kg/ngày chia thành các liều mỗi 12 đến 24 giờ (kết hợp với amphotericin B).
  • Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi, bạn cho trẻ uống 50-150 mg/kg/ngày chia thành các liều mỗi 6 giờ (kết hợp với amphotericin B) có thể được đề nghị.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc flucytosine như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc này bằng cách uống thường 4 lần mỗi ngày (mỗi 6 giờ) hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm tình trạng khó chịu dạ dày, bạn không nuốt tất cả các viên thuốc của một lần uống cùng một lúc, mà chỉ nên nuốt mỗi viên thuốc cách nhau 15 phút.

Liều dùng thuốc dựa trên tình trạng bệnh, cân nặng và đáp ứng với điều trị.

Thuốc hoạt động tốt nhất khi nồng độ thuốc trong cơ thể được giữ ở mức ổn định. Vì vậy, hãy uống thuốc vào các khoảng thời gian cách đều nhau. Để tránh quên liều, uống thuốc vào cùng các thời điểm mỗi ngày.

Bạn cần lưu ý tiếp tục dùng thuốc cho đến khi hết toa thuốc chỉ định, ngay cả khi triệu chứng biến mất sau vài ngày dùng thuốc. VIệc ngưng thuốc quá sớm có thể làm cho nấm phát triển trở lại, dẫn đến tái phát nhiễm trùng.

Nói với bác sĩ ngay nếu tình trạng bệnh tiếp tục hoặc trầm trọng hơn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng thuốc quá liều, hãy gọi cứu thương (115) hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy; bầm tím hoặc chảy máu bất thường, vàng da hoặc mắt.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc flucytosine?

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng sau đây, ngưng dùng flucytosine và liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức:

  • Phản ứng dị ứng (khó thở, cứng cổ họng, sưng môi, lưỡi, hoặc mặt hoặc phát ban);
  • Đau ngực;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Ít hoặc không tiểu;
  • Lú lẫn hoặc ảo giác;
  • Tê hoặc ngứa ran;
  • Mất thính lực.

Mặc khác, các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể xảy ra bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn hoặc tiêu chảy;
  • Khô miệng;
  • Đau đầu;
  • An thần;
  • Suy nhược hoặc phối hợp kém.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc flucytosine bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng flucytosine, báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của viên nang flucytosine;
  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc kê toa hoặc không kê toa nào, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Bạn bị dị ứng với thuốc, thức ăn hoặc bất kỳ chất nào;
  • Bạn bị các vấn đề về tủy xương hoặc máu;
  • Bạn mắc các vấn đề về thận;
  • Bạn đã điều trị xạ trị hoặc dùng các thuốc có thể gây ra vấn đề về tủy xương. Báo với bác sĩ nếu bạn không chắc về những thuốc bạn đang dùng có ảnh hưởng đến tủy xương hay không.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Đối với phụ nữ cho con bú, hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ để xác định nguy cơ trẻ sơ sinh khi sử dụng thuốc này trong thời gian cho con bú. Bạn cần cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi dùng thuốc này trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc flucytosine có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bạn không nên sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi một vài loại thuốc mà bạn được chỉ định.

  • Levomethadyl;
  • Tegafur.

Việc sử dụng thuốc này với các loại thuốc sau không được đề nghị, nhưng đôi khi có thể sử dụng trong vài trường hợp. Nếu cả 2 loại thuốc được kê đơn cùng nhau, bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc tần suất dùng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Zidovudine.

Thuốc flucytosine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc flucytosine?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh về máu – flucytosine có thể gây ra các vấn đề về máu;
  • Bệnh thận – bệnh nhân mắc bệnh thận có thể tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ;
  • Bệnh gan – flucytosine có thể gây các tác dụng phụ về gan.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc flucytosine như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc flucytosine có những dạng và hàm lượng nào?

Flucytosine có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, dạng uống: 250 mg, 500 mg.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Corticoid

(47)
Tên gốc: Nhóm corticosteroid (corticoid)Phân nhóm: Thuốc giảm đau kháng viêm có steroid.Tác dụngThuốc corticosteroid trị bệnh gì?Corticosteroid (Corticoid) được sử ... [xem thêm]

Endura®

(86)
Tên gốc:glycerin + polysorbatTên biệt dược: Endura®Phân nhóm: thuốc bôi trơn nhãn cầuTác dụngTác dụng của thuốc Endura® là gì?Thuốc Endura® có tác dụng làm ... [xem thêm]

Pepto-Bismol®

(63)
Tên gốc: bismuth subsalicylatePhân nhóm: thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loétTên biệt dược: Pepto-Bismol®Tác dụngTác dụng của thuốc Pepto-Bismol® là ... [xem thêm]

Thuốc Maxcal®

(99)
Tên gốc: canxi cacbonat, vitamin D3, magie oxid, kẽm oxid, đồng gluconate, mangan oxid, natri tetraboratTên biệt dược: Maxcal®Phân nhóm: vitamin và/hay khoáng chấtTác dụngTác ... [xem thêm]

Thuốc Rogaine®

(24)
Tên gốc: minoxidil topicalTên biệt dược: Rogaine®Phân nhóm: các thuốc da liễu khác/thuốc trị tăng huyết áp khácTác dụngTác dụng của thuốc Rogaine® là ... [xem thêm]

Thuốc diosmine + hesperidine (Daflon®)

(75)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc Daflon® là gì?Thuốc diosmine + hesperidine (Daflon®) thường được dùng để điều trị điều trị triệu chứng liên quan đến suy ... [xem thêm]

Dexbrompheniramine

(72)
Tác dụngTác dụng của dexbrompheniramine là gì?Dexbrompheniramine là một thuốc kháng histamin có tác dụng giảm tác động của histamin tự nhiên trong cơ thể. Histamin ... [xem thêm]

Amitase®

(52)
Tên gốc: serratiopeptidasePhân nhóm: nhóm men kháng viêmTên biệt dược: Amitase®Tác dụngTác dụng của thuốc Amitase® là gì?Amitase® thường được sử dụng cho các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN