Thuốc escitalopram

(3.63) - 80 đánh giá

Thuốc gốc: escitalopram

Tên biệt dược: Lexapro®

Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc escitalopram là gì?

Bạn có thể dùng thuốc escitalopram trầm cảm và lo âu. Thuốc hoạt động bằng cách khôi phục lại độ cân bằng các chất tự nhiên (serotonin) trong não. Escitalopram thuộc một nhóm các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Thuốc có thể cải thiện mức năng lượng và cảm giác hạnh phúc, và làm giảm căng thẳng.

Một số tác dụng khác chưa được các chuyên gia công nhận là tác dụng chính của thuốc. Bạn chỉ dùng thuốc cho những triệu chứng trong danh sách này khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc này còn được dùng để điều trị các rối loạn thần kinh/tâm trạng khác (như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hoảng loạn) và tình trạng nóng bừng xảy ra khi bạn mãn kinh.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc escitalopram cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường dùng cho người lớn bị rối loạn lo âu lan tỏa hoặc bị trầm cảm:

Liều ban đầu: bạn dùng 10 mg uống 1 lần/ngày và tăng liều lên 20 mg 1 lần/ngày nếu cần thiết sau ít nhất 1 tuần điều trị.

Liều duy trì: bạn dùng 10 đến 20 mg uống 1 lần/ngày.

Liều tối đa: bạn dùng 20 mg uống 1 lần/ngày.

Liều thông thường dùng cho người cao tuổi bị trầm cảm:

Liều khuyên dùng là 10 mg uống 1 lần/ngày.

Liều dùng thuốc escitalopram cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường dùng cho trẻ em bị trầm cảm:

Đối với trẻ 12 đến 17 tuổi, bạn cho trẻ dùng liều như sau:

  • Liều khởi đầu: bạn dùng 10 mg cho trẻ uống 1 lần/ngày và tăng liều lên 20 mg 1 lần/ngày nếu cần thiết sau ít nhất 3 tuần điều trị.
  • Liều duy trì: bạn dùng 10 đến 20 mg cho trẻ uống 1 lần/ngày.
  • Liều tối đa: bạn dùng 20 mg cho trẻ uống 1 lần/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc escitalopram như thế nào?

Bạn nên dùng thuốc đường uống kèm hoặc không kèm thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi tối. Liều dùng dựa trên tình trạng bệnh, phản ứng của cơ thể với điều trị, tuổi tác và các loại thuốc khác bạn đang dùng. Báo cho bác sĩ và dược sĩ biết về các thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thảo dược).

Nếu đang dùng dạng lỏng của thuốc, bạn nên cân đo cẩn thận bằng muỗng/thiết bị đong đặc biệt. Không dùng muỗng nhà vì bạn có thể không đo được liều chính xác.

Để giảm thiểu nguy cơ gặp các tác dụng phụ, bác sĩ có thể sẽ hướng dẫn bạn bắt đầu dùng thuốc với liều thấp và tăng dần. Bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và không tự ý tăng liều hoặc dùng nhiều lần hơn hoặc dùng lâu hơn so với đơn thuốc. Tình trạng bệnh khi đó sẽ không cải thiện nhanh hơn, nhưng lại tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn cần nhớ dùng thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Để dễ nhớ, uống thuốc vào cùng giờ mỗi ngày.

Một số tình trạng có thể trở nên tệ hơn khi đột ngột ngưng dùng thuốc. Đồng thời, bạn có thể gặp các triệu chứng như thay đổi tâm trạng, nhức đầu, mệt mỏi, thay đổi giấc ngủ, và cảm giác giật điện thoáng qua. Để ngăn ngừa các triệu chứng này khi ngừng điều trị với thuốc escitalopram, bác sĩ có thể giảm dần liều dùng. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết. Báo lại bất kỳ triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn ngay lập tức.

Bạn có thể phải mất từ 1 – 2 tuần để cảm nhận được công dụng của thuốc và 4 tuần để có được hiệu quả tối đa. Báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh của bạn không cải thiện hoặc trở nên tệ hơn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Triệu chứng của quá liều bao gồm:

  • Chóng mặt;
  • Đổ mồ hôi;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Run giật;
  • Buồn ngủ;
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc trống ngực;
  • Động kinh;
  • Rối trí;
  • Hay quên;
  • Thở nhanh;
  • Hôn mê (mất tỉnh táo trong một thời gian).

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc escitalopram?

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, thay đổi cân nặng và giảm ham muốn tình dục.

Bạn nên gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của phản vệ dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Báo cho bác sĩ biết về bất kỳ triệu chứng mới hoặc tệ hơn, chẳng hạn như: thay đổi tâm trạng hay hành vi, lo âu, hoảng loạn, khó ngủ, hoặc nếu bạn cảm thấy bốc đồng, dễ bị kích thích, kích động, thù địch, hiếu chiến, bồn chồn, hiếu động (thể chất hay tinh thần), chán nản hơn, hoặc có những suy nghĩ về tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Cứng cơ, sốt cao, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hoặc không đều, run giật, cảm giác muốn xỉu;
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mất cảm giác ngon miệng, cảm thấy không vững, mất phối hợp tay chân;
  • Nhức đầu, khó tập trung, vấn đề trí nhớ, yếu, rối trí, ảo giác, ngất xỉu, động kinh, thở nông hoặc thở dừng.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Buồn ngủ, chóng mặt;
  • Mất ngủ;
  • Buồn nôn nhẹ, ợ hơi, ợ nóng, khó chịu dạ dày, táo bón;
  • Thay đổi cân nặng;
  • Giảm ham muốn tình dục, không có lực, hoặc khó đạt được cực khoái;
  • Khô miệng, ngáp dài, ù tai.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc escitalopram bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng escitalopram, báo cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu:

  • Bạn bị dị ứng với escitalopram, citalopram (Celexa®), hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
  • Bạn đang dùng pimozide (Orap®) hoặc chất ức chế monoamine oxidase (MAO) như isocarboxazid (Marplan®), phenelzine (Nardil®), selegiline (Eldepryl®, Emsam®, Zelapar®) và tranylcypromine (Parnate®) hoặc nếu bạn đã ngưng dùng chất ức chế MAO trong vòng 14 ngày qua. Bác sĩ có thể sẽ bảo bạn không dùng escitalopram. Nếu bạn ngưng dùng escitalopram, bạn nên đợi ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu dùng chất ức chế MAO.
  • Bạn nên biết rằng escitalopram rất giống các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI khác, citalopram (Celexa®). Bạn không nên dùng chung 2 loại thuốc này với nhau.
  • Bạn đang dùng hoặc dự định dùng bất kỳ loại thuốc, vitamins, thực phẩm bổ sung nào. Đặc biệt là: thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin®); antihistamines; aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil®, Motrin®) và naproxen (Aleve®, Naprosyn®); carbamazepine (Tegretol®); cimetidine (Tagamet®); ketoconazole (Sporanox®); lithium (Eskalith®, Lithobid®, Lithotabs®); linezolid (Zyvox®); thuốc điều trị lo âu, thần kinh, hoặc động kinh; các thuốc điều trị đau nửa đầu như almotriptan (Axert®), eletriptan (Relpax®), frovatriptan (Frova®), naratriptan (Amerge®), rizatriptan (Maxalt®), sumatriptan (Imitrex®) và zolmitriptan (Zomig®); metoprolol (Lopressor®, Toprol XL®); các thuốc chống trầm cảm khác như desipramine (Norpramin®); sedatives; sibutramine (Meridia®); thuốc ngủ; tramadol; xanh methylene và thuốc an thần. Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều dùng hoặc quan sát các tác dụng phụ.
  • Bạn đang dùng các loại thực phẩm bổ sung và thảo dược khác, đặc biệt là các sản phẩm có chứa thảo dược St. John’s wort hoặc tryptophan.
  • Bạn bị đau tim gần đây và nếu bạn bị hoặc từng bị động kinh hoặc bị bệnh gan, bệnh thận, bệnh tuyến giáp trạng hoặc bệnh tim.
  • Bạn đang mang thai, đặc biệt nếu bạn đang ở vài tháng cuối của thai kỳ, hoặc nếu bạn đang dự định mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn mang thai khi đang dùng escitalopram, hãy gọi cho bác sĩ. Escitalopram có thể gây ra các vấn đề cho trẻ mới sinh nếu được dùng trong các tháng cuối của thai kỳ.
  • Bạn sắp phẫu thuật, bao gồm phẫu thuật răng miệng, báo cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng escitalopram.

Ngoài ra, bạn nên chú ý escitalopram có thể làm bạn buồn ngủ. Không lái xe hoặc vận hành máy móc cho đến khi biết được tác động của thuốc lên cơ thể. Rượu bia cũng có thể làm tăng cơn buồn ngủ được gây ra bởi thuốc.

Bên cạnh đó, escitalopram có thể gây tăng nhãn áp góc đóng. Bạn nên báo với bác sĩ để kiểm tra mắt trước khi bắt đầu dùng thuốc này. Nếu bạn bị buồn nôn, đau mắt, thay đổi tầm nhìn, như nhìn thấy các vòng sáng trên đèn và sưng hoặc đỏ quanh mắt, gọi bác sĩ hoặc tìm cấp cứu ngay.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc escitalopram có thể tương tác với thuốc nào?

Việc uống thuốc này với các loại thuốc khác có thể làm cho bạn buồn ngủ hoặc làm chậm nhịp thở của bạn và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm hoặc nguy hiếm đến tính mạng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng escitalopram với thuốc ngủ, thuốc giảm đau có chất gây mê, thuốc thư giãn cơ, hoặc thuốc điều trị lo âu, trầm cảm, hoặc động kinh.

Báo cho bác sĩ biết về các thuốc bạn đang dùng, và về các thuốc bạn bắt đầu hoặc ngưng dùng trong khi điều trị với escitalopram, đặc biệt là:

  • Bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào khác;
  • Buspirone;
  • Lithium;
  • Thảo dược St. John’s wort;
  • Tryptophan (L-tryptophan);
  • Thuốc chống đông máu như warfarin;
  • Thuốc trị đau nửa đầu như sumatriptan, rizatriptan, các các thuốc khác;
  • Thuốc giảm đau chứa chất gây mê như fentanyl hoặc tramadol.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tương tác thuốc và có thể xảy ra những tương tác thuốc khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tương tác thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc escitalopram có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá..

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc escitalopram?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Nhịp tim chậm;
  • Vấn đề về nhịp tim (như khoảng QT kéo dài);
  • Hạ kali máu hoặc hạ magnesium máu chưa được chữa – không khuyên dùng cho bệnh nhân gặp các tình trạng này.
  • Suy tim sung huyết – dạng hạt và dạng viên nén của thuốc này có chứa natri, có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
  • Men gan tăng;
  • Bệnh gan (bao gồm viêm gan ứ mật);
  • Suy nhược cơ – sử dụng thận trọng vì thuốc có thể làm cho tình trạng này tệ hơn.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc escitalopram như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc escitalopram có những dạng và hàm lượng nào?

Escitalopram có những dạng và hàm lượng:

  • Viên nén: 10 mg, 20 mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc lorazepam

(90)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lorazepam là gì?Thuốc lorazepam được sử dụng để điều trị lo âu. Lorazepam thuộc về một nhóm thuốc an thần tác dụng lên ... [xem thêm]

Calamine

(28)
Tác dụngTác dụng của calamine là gì?Calamine được sử dụng để giảm ngứa, đau và khó chịu khi da bị kích ứng nhẹ, chẳng hạn như những kích ứng gây ra ... [xem thêm]

Thuốc Hoanidol

(95)
Hoạt chất: AlfacalcidolTên biệt dược: HoanidolTác dụng của thuốc HoanidolTác dụng của thuốc Hoanidol là gì?Hoanidol được chỉ định trong điều trị các bệnh do ... [xem thêm]

Dầu gội Thái Dương

(84)
Dầu gội Thái Dương là nhãn hàng thuộc thương hiệu Sao Thái Dương, một trong những thương hiệu nổi tiếng của Việt nam về sản xuất, kinh doanh dược và mỹ ... [xem thêm]

Thiamazole (Methimazole) là gì?

(49)
Thuốc thiamazole (hay methimazole) là thuốc kháng giáp dạng viên nén bán theo đơn.Tác dụngTác dụng của thiamazole là gì?Thiamazole được sử dụng để điều trị ... [xem thêm]

Thuốc manidipine

(32)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc manidipine là gì?Manidipine là một thuốc thuộc nhóm chẹn kênh canxi. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị chứng tăng ... [xem thêm]

Sodium polystyrene sulfonate

(44)
Tên gốc: sodium polystyrene sulfonatePhân nhóm: thuốc giải độc & khử độcTác dụngTác dụng của sodium polystyrene sulfonate là gì?Sodium polystyrene sulfonate được dùng ... [xem thêm]

Thuốc febuxostat

(78)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc febuxostat là gì?Febuxostat được dùng để làm giảm lượng axit uric ở những người bị bệnh gút. Gút là một loại bệnh viêm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN