Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường có công dụng gì?

(3.81) - 11 đánh giá

Tên hoạt chất: Cao Câu kỷ tử, Hoài sơn, cao Mạch môn, cao Nhàu, axit alpha lipoic.

Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợ.

Tác dụng

Tác dụng của Hộ Tạng Đường là gì?

Với sự kết hợp từ 5 thành phần chính (Câu kỷ tử, Mạch môn, Hoài sơn, Nhàu và Alpha lipoic acid), thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Hộ Tạng Đường thích hợp cho người tiểu đường type 1, type 2, người có nguy cơ cao mắc tiểu đường: Rối loạn mỡ máu, tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường.

Sử dụng sản phẩm này giúp:

  • Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ giảm cholesterol máu nên giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch (thường gặp ở người tiểu đường).

Liều dùng

Liều dùng Hộ Tạng Đường cho người lớn như thế nào?

Bạn nên sử dụng sản phẩm theo liều 4 – 6 viên, chia 2 lần mỗi ngày.

Liều dùng Hộ Tạng Đường cho trẻ em như thế nào?

Nhà sản xuất chưa có khuyến cáo về liều dùng ở trẻ em.

Cách dùng

Bạn nên dùng Hộ Tạng Đường như thế nào?

Để sản phẩm đem lại hiệu quả rõ rệt, bạn nên sử dụng sản phẩm trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ, cách các thuốc khác khoảng 1 đến 2 tiếng.

Một liệu trình sử dụng tối thiểu là từ 3 tháng, nên sử dụng thường xuyên để có kết quả tốt nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Hộ Tạng Đường?

Hiện nay, người dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường chưa thấy tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng sản phẩm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng Hộ Tạng Đường, bạn nên lưu ý những gì?

TPBVSK Hộ Tạng Đường là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nên cần thời gian để phát huy hiệu quả (mặc dù đã có nhiều trường hợp biến chứng được cải thiện sau vài tuần sử dụng). Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên dùng sản phẩm kết hợp cùng các lời khuyên dưới đây:

  • Không tự ý ngưng thuốc của bác sĩ khi dùng sản phẩm này.
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít tinh bột, nhiều rau xanh.
  • Tập thể dục thường xuyên tối thiểu 5 buổi/tuần.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng stress.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia…

Tương tác

Hộ Tạng Đường có thể tương tác với những thuốc nào?

Thực tế cho thấy, TPBVSK Hộ Tạng Đường chưa ghi nhận có tương tác với các thuốc khác. Ngược lại, khi dùng sản phẩm này cùng các thuốc khác sẽ giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa và cải thiện biến chứng tốt hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc an toàn khi sử dụng thuốc, bạn nên uống sản phẩm cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Hộ Tạng Đường?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng sản phẩm. Ví dụ, bạn có vấn đề về gan thận, mắc kèm nhiều bệnh lý khác hay bị nhiều biến chứng cùng lúc… quá trình dùng sản phẩm sẽ cần thời gian dài hơn so với những người không mắc bệnh này.

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như rối loạn tiêu hóa, dị ứng…

Bảo quản

Bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng trực tiếp.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Dạng bào chế

Hộ Tạng Đường được bào chế dưới dạng viên nén, dùng đường uống. Mỗi hộp có 30 viên (3 vỉ x 10 viên) hoặc 40 viên (5 vỉ x 8 viên)

Thành phần hoạt chất có trong mỗi viên Hộ Tạng Đường như sau:

Thành phầnHàm lượng
Cao câu kỷ tử200mg
Cao mạch môn180mg
Cao hoài sơn60mg
Cao nhàu60mg
Axit alpha lipoic20mg

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Pipolphen®

(75)
Tên gốc: promethazine hydrochlorideTên biệt dược: Pipolphen®Phân nhóm: thuốc kháng histamine & kháng dị ứngTác dụngTác dụng của thuốc Pipolphen® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Rebamipide

(60)
Tên hoạt chất: rebamipideTên thương mại: Mucosta, RepampiaPhân nhóm: thuốc kháng acid, chống trào ngược & chống loétCông dụng của rebamipideThuốc rebamipide có tác ... [xem thêm]

Tibolone

(66)
Tên gốc: tiboloneTên biệt dược: Livial®Phân nhóm: estrogen, progesterone & các thuốc tổng hợp có liên quan/các thuốc khác ảnh hưởng sự điều hòa hormone.Tác ... [xem thêm]

Streptomycin

(90)
Tên gốc: streptomycinTên biệt dược: Streptomycin®Phân nhóm: thuốc kháng laoTác dụngTác dụng của thuốc streptomycin là gì?Thuốc streptomycin có tác dụng điều trị ... [xem thêm]

Clopidogrel là thuốc gì?

(29)
Thuốc Clopidogrel có tác dụng gì va bạn lưu ý gì trong khi sử dụng? Mời bạn tham khảo bài viết sau.Tác dụngTác dụng của thuốc clopidogrel là gì?Nhồi máu cơ ... [xem thêm]

Anthraquinone Glycosides + Axit Salicylic

(53)
Tác dụngTác dụng của anthraquinone glycosides + axit salicylic là gì?Thuốc này giúp giảm đau và giảm khó chịu do viêm miệng và khó chịu do răng giả. Nó bao gồm hai ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương có công dụng gì?

(63)
Tên hoạt chất: Cao Khổ sâm bắc, cao Natto, cao Đan sâm, cao Hoàng đằng, Taurine, L–Carnitine fumarate, MagiePhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ ... [xem thêm]

Bevantolol

(45)
Tác dụngTác dụng của bevantolol là gì?Bevantolol được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh cao huyết áp. Việc hạ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN