Nguyên nhân gây bong tróc da tay và cách điều trị

(4.3) - 88 đánh giá

Bong tróc da tay khiến bạn khó chịu và phiền toái. Da tay bị bong tróc không những làm mất tính thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bong tróc da tay là do bị tác động của các loại hóa chất có trong nước rửa chén, bột giặt đồ hoặc các loại hóa phẩm khác. Điều này có thể khắc phục được bằng nhiều cách ngay tại nhà. Song nếu hiện tượng da tay bị bong tróc không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi bạn đã cố gắng áp dụng nhiều cách, hãy đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán bệnh và tìm cách điều trị.

Những nguyên nhân gây bong tróc da tay thường gặp bao gồm:

Yếu tố môi trường

Môi trường là những yếu tố tác động bên ngoài mà bạn có thể hoặc không thể kiểm soát như thời tiết, khí hậu, không khí…

Môi trường tác động trực tiếp đến làn da tổng thể cũng như da tay của con người. Nó sẽ gây ra nhiều vấn đề có liên quan đến hiện tượng da tay khô bong tróc.

Thông thường, nhiều người hay bị khô da tay vào mùa đông. Nếu bạn thường xuyên tắm bằng nước nóng hoặc dùng các loại xà phòng có hoạt chất tẩy rửa mạnh, bạn cũng có thể làm tăng khả năng da tay khô bong tróc.

Để khắc phục hiện tượng da tay khô bong tróc, bạn hãy thử sử dụng các loại xà phòng có hoạt chất dịu nhẹ khi tắm hoặc vệ sinh nhà cửa. Sau đó, bạn dùng kem dưỡng ẩm da tay. Tuyệt đối không nên tắm hoặc rửa tay bằng nước nóng.

Tay bị bong da và nứt do rửa tay thường xuyên

Việc rửa tay thường xuyên có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da tay. Điều này khiến các thành phần hóa chất ở các loại xà phòng tác động trực tiếp vào lớp da nhạy cảm khiến tay bị bong da và nứt.

Để khắc phục nguyên nhân này, hãy tập thói quen chỉ rửa tay khi cần thiết và sử dụng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng.

Sử dụng các sản phẩm có hóa chất mạnh cũng khiến tay bị bong da và nứt

Một số loại hóa chất được thêm vào các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, sữa tắm và các loại mỹ phẩm khác có thể gây kích ứng, làm tay bị bong da và nứt.

Để cải thiện, bạn hãy thử thay đổi sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc có hoạt tính tẩy rửa nhẹ nhàng. Thêm một cách là bạn hãy sử dụng bao tay trong mỗi lần cọ rửa, vệ sinh nhà cửa.

Da tay khô bong tróc do bị cháy nắng

Việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài có thể khiến da bị kích ứng và tổn thương. Khi đó, da sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Vài ngày sau, khu vực bị tổn thương do ánh nắng mặt trời sẽ dần sạm lại và bong ra.

Cháy nắng khiến da bị khô rát, bong vảy, phải mất vài ngày hoặc vài tuần để da hồi phục. Trong thời gian đó, bạn có thể làm dịu vết bỏng bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hoặc kem làm mát da.

Cách duy nhất để bảo vệ da tay khỏi ánh nắng mặt trời là phải bôi kem chống nắng và che chắn cẩn thận cho cả bàn tay trước khi ra ngoài.

Bong tróc da tay do phản ứng với thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng

Khí hậu hanh khô khiến da dễ bị nứt nẻ, bong tróc. Để không bị bong tróc da tay do thời tiết, bạn cần:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để cân bằng khí hậu trong nhà
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ sau khi tắm
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
  • Tránh tắm nước nóng.

Tình trạng khô da tay cũng có thể xảy ra trong những tháng mùa hè. Khi đó, bạn bị đổ nhiều mồ hôi, tiếp xúc với hoạt chất trong kem chống nắng hoặc thuốc xịt côn trùng sẽ làm da bị kích ứng.

Thói quen mút ngón tay khiến da tay bị bong tróc

Nhiều người không biết rằng thói quen mút tay là một trong những nguyên nhân khiến da trên các đầu ngón tay bị khô đi. Đối với trẻ em, đây có thể không phải là tình trạng bất thường và trẻ có thể tự động bỏ đi thói quen này trong vô thức khi bé lớn.

Song nếu bạn là người trưởng thành mà vẫn đang duy trì thói quen này, bạn cần tìm cách từ bỏ để bảo vệ sức khỏe và thẩm mỹ của đôi tay.

Ngoài yếu tố sinh lý, da tay bị bong tróc là thiếu chất gì hoặc da tay bị bong tróc là bệnh gì cần được sự thăm khám của bác sĩ. Biết được điều này sẽ giúp bạn có kế hoạch bổ sung và tìm cách điều trị phù hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 thực phẩm giúp hạ huyết áp trong thai kỳ

(18)
Tăng huyết áp là một triệu chứng thường gặp trong thời gian mang thai. Có rất nhiều thực phẩm giúp hạ huyết áp mà bạn nên biết để phòng ngừa triệu ... [xem thêm]

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – nên và tránh luyện tập như thế nào?

(99)
Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là bệnh có thể gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi, từ 20 – 60 tuổi. Bệnh này có thể được cải thiện đáng kể ... [xem thêm]

Nên chọn tiêu chuẩn vẻ đẹp theo phương Đông hay phương Tây?

(59)
Hẳn bạn từng nghe những cô gái Á Đông thường thích da trắng, trong khi phụ nữ phương Tây lại chuộng làn da rám nắng. Hầu như người châu Á xem vẻ đẹp lý ... [xem thêm]

Panic attack là gì mà khiến bạn hoảng loạn?

(39)
Panic attack là những cơn hoảng loạn khiến bạn bỗng nhiên run rẩy, khó thở, tim đập nhanh hay thậm chí là có những suy nghĩ tiêu cực. Vậy panic attack là gì mà ... [xem thêm]

10 công thức mặt nạ trị thâm mụn dễ dàng thực hiện tại nhà

(78)
Nếu bạn đang tìm cho mình những công thức mặt nạ trị thâm mụn có thể thực hiện tại nhà với các thành phần từ thiên nhiên dễ dàng tìm thấy, lại vừa ... [xem thêm]

Tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên khi bị đột quỵ

(48)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Hiệu ứng placebo: Bạn có thể bị “đánh lừa” với giả dược

(71)
Bạn có thể từng được bác sĩ kê toa hoặc dược sĩ bán thuốc giả dược nhưng không hề hay biết. Đây là một giải pháp điều trị theo hiệu ứng placebo ... [xem thêm]

Vòng eo 56 sau hai tuần – Chuyện hoàn toàn có thể

(97)
Đạt được vòng eo 56 không phải là dễ dàng và nó còn phụ thuộc vào khung xương của bạn nữa. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng bài tập, chỉ sau 2 tuần bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN