Ung thư phổi có di truyền không? Hãy khám phá sự thật!

(3.63) - 92 đánh giá

Bên cạnh những yếu tố nguy cơ như hút thuốc, ô nhiễm không khí… gây ung thư phổi, các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến việc liệu ung thư phổi có di truyền không để có hướng điều trị phù hợp.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Hầu hết người bệnh ung thư phổi đều có nguyên nhân liên quan đến yếu tố lối sống và môi trường như hút thuốc, ô nhiễm không khí, phơi nhiễm phóng xạ hay khí than đốt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng yếu tố gia đình cũng tăng nguy cơ bị ung thư phổi.

Liệu ung thư phổi có di truyền không? Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về mối quan hệ giữa gen di truyền, môi trường và lối sống chung trong gia đình với bệnh ung thư phổi.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư phổi

Lối sống và môi trường

Lối sống và môi trường không phải là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể bị ảnh hưởng những điều này từ các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như khi thấy cha hoặc mẹ hút thuốc, bạn cũng có khả năng hình thành thói quen này.

Hút thuốc chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra ung thư phổi. Một khảo sát năm 2017 cho thấy 85% các trường hợp ung thư phổi được cho là do hút thuốc. Khói thuốc lá có chứa các chất gây ung thư làm hỏng ADN và dẫn đến ung thư phổi.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nếu bạn là người hút thuốc lâu năm thì nguy cơ phát triển ung thư phổi sẽ cao gấp 15–30 lần so với người không hút thuốc. Tuy nhiên, vẫn có 10–20% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi là những người không hút thuốc.

Các yếu tố nguy cơ khác gây ra ung thư phổi là tình trạng ô nhiễm không khí và tiếp xúc lâu dài với:

  • Khói thuốc lá một cách bị động
  • Khí than đốt
  • Hóa chất gây ung thư
  • Khí radon
  • Kim loại nặng
  • Amiăng
  • Xạ trị vùng ngực

Tiêu thụ các thức uống có cồn như rượu cũng góp phần gây ung thư phổi. Người ta nhận thấy rằng rượu có thể làm tăng tác dụng của các chất gây ung thư trong khói thuốc lá.

Nếu bạn bị nhiễm HIV hoặc các bệnh về phổi như lao, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính, bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.

Di truyền

Gen di truyền cũng đóng vai trò trong các nguyên nhân gây ung thư phổi. Bạn có thể được thừa hưởng một gen bất thường nào đó có thể dẫn đến ung thư phổi hoặc khó loại bỏ chất độc từ khói thuốc lá. Vì thế, bạn vẫn cần không hút thuốc để giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Theo kết quả một báo cáo thực hiện vào năm 2016, chẳng may bạn có gen di truyền bất thường, việc cai thuốc lá có thể giúp bạn giảm một nửa nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ung thư phổi có di truyền không là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Một phân tích tổng hợp năm 2017 phát hiện có 22 biến thể di truyền trong 21 gen. Điều này như một bằng chứng mạnh mẽ về sự góp mặt của yếu tố di truyền trong ung thư phổi.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ về ảnh hưởng tương đối giữa yếu tố di truyền và hút thuốc (bao gồm hút thuốc chủ động hay bị động) với nguy cơ ung thư phổi.

Các yếu tố nguy cơ khác

Một số yếu tố nguy cơ của ung thư phổi khác bao gồm giới tính, chủng tộc và tiền sử bệnh ung thư ở các thành viên gia đình.

Nữ giới có tiền sử tiếp xúc với khói thuốc nhiều có nguy cơ cao hơn nam giới.

Người da đen dễ bị mắc ung thư phổi hơn người da trắng.

Những người có khả năng bị ung thư phổi do di truyền

Khi bạn có những thành viên gia đình thế hệ một (cha, mẹ, anh, chị, em hay con) bị ung thư phổi thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng gấp đôi. Tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố này trên phụ nữ phổ biến hơn đàn ông, thường là nguyên nhân ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Trường hợp bạn có người thân thế hệ hai (cô, dì, chú, bác, cháu) mắc ung thư phổi làm nguy cơ phát triển bệnh tăng 30%.

Độ tuổi trung bình của ung thư phổi hiện nay là 71. Những người bị ung thư phổi khi tuổi còn trẻ cho thấy yếu tố di truyền có thể liên quan, ngay cả trong trường hợp bạn có hút thuốc nhưng mới 50 tuổi. Ung thư phổi ở phụ nữ có nhiều khả năng do di truyền và phát hiện bệnh sớm hơn.

Ở một số vùng trên thế giới, ung thư phổi gia đình dường như phổ biến hơn, ví dụ như ở thành phố Xuanwei thuộc tỉnh Yannan, Trung Quốc, có tỷ lệ mắc ung thư phổi di truyền rất cao.

Triệu chứng của ung thư phổi

Ung thư phổi thường không biểu hiện rõ các triệu chứng cho đến khi chúng bắt đầu di căn (lan rộng). Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bạn có thể điều trị hiệu quả hơn.

Dưới đây là một vài triệu chứng ung thư phổi phổ biến nhất:

  • Ho dai dẳng
  • Ho ra máu
  • Đau tức ngực khi ho hoặc cười
  • Khó thở, khò khè
  • Khàn tiếng
  • Giảm cân và chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm trùng phổi dai dẳng

Trường hợp ung thư phổi đã lan ra các mô và cơ quan khác, nó có thể gây ra:

  • Đau xương
  • Thay đổi trong hệ thần kinh khi ung thư phổi di căn đến não hoặc cột sống
  • Vàng da, mắt do tế bào ung thư lan đến gan
  • Khối u lan rộng đến da hoặc hệ bạch huyết

Những triệu chứng trên có thể do nguyên nhân khác gây ra, nhưng bạn nên thăm khám sớm nhất có thể khi có bất kỳ dấu hiệu nào.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, đôi khi các triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi là do các loại hormone mà ung thư tạo ra gây ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác. Những triệu chứng này được gọi chung là hội chứng cận ung thư.

Một số loại ung thư phổi gây ra các hội chứng cụ thể như:

  • Hội chứng Horner, ảnh hưởng đến mắt và mặt
  • Hội chứng tĩnh mạch chủ trên, gây sưng ở mặt, cánh tay, cổ hoặc ngực trên

Tất cả các triệu chứng này có thể có các nguyên nhân nghiêm trọng khác, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau ngực khi hít thở sâu, đừng xem thường!

(94)
Thi thoảng bạn cảm thấy ngực bỗng nhói đau mỗi khi hít thở sâu? Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chấn thương cơ ... [xem thêm]

Thực phẩm tốt cho những người mắc chứng huyết áp thấp

(98)
Huyết áp thấp là căn bệnh có thể lặp đi lặp lại và khá nguy hiểm đối với người bệnh. Một trong những cách giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp ... [xem thêm]

Những thông tin hữu ích về dị ứng thức ăn

(98)
Dị ứng thức ăn xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại trong thức ăn. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh sau bữa ăn. Các triệu chứng này ... [xem thêm]

6 điều bạn cần biết về thiếu máu hồng cầu to

(21)
Thiếu máu hồng cầu to nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.Bạn hãy cùng tìm hiểu ... [xem thêm]

8 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn và nhanh chóng

(43)
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Song đôi khi con sốt cao lại khiến bạn lo lắng, bối rối không biết làm gì khi bé sốt cao. ... [xem thêm]

Bí quyết thức khuya xem World Cup mà vẫn sung sức vào sáng hôm sau

(37)
Bạn thích online khuya để chat với bạn bè, lướt web, xem phim… Bạn cũng tham công tiếc việc nên mãi hơn 12 giờ mới ngủ? Dường như bạn cảm thấy mình thoải ... [xem thêm]

10 điều thú vị mà ba mẹ nên làm với con

(97)
Chăm sóc bé cưng là một công việc rất hạnh phúc nhưng cũng không kém phần mệt mỏi. Thế nhưng, ba mẹ có thể giảm bớt những áp lực này thông qua một số ... [xem thêm]

Khổ sở vì chữa bệnh thoái hóa cột sống mãi không khỏi thì hãy tìm giải pháp tại đây

(65)
Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang khổ sở vì chữa bệnh thoái hóa cột sống mãi không khỏi, đang sợ phải ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN