Trứng nhìn chung được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các thành phần trong trứng hầu như là có ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào loại trứng và số lượng trứng tiêu thụ mà mẹ bầu sẽ nhận được lợi ích khác nhau.
Cách bảo quản trứng như thế nào và chế biến các món trứng ra sao để an toàn và phát uy tối đa chất dinh dưỡng? Mẹ bầu hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!
Mẹo hướng dẫn lựa chọn và chế biến món trứng an toàn
Một số mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn có thể tự tay mình làm những món trứng ngon và an toàn, hạn chế nguy cơ bị ngộ độc salmonella. Đầu tiên, bạn nên chọn trứng có kích thước cỡ vừa và luộc trứng trong nước sôi khoảng 7 phút. Nếu chiên trứng, bạn nên chiên chín đều cả hai mặt nhé! Một điều lưu ý nữa đó là cần nấu trứng cho đến khi lòng trắng chuyển sang màu trắng đục và lòng đỏ trứng cứng lại. Thời gian để trứng chín là khoảng 5 phút.
Nếu bạn muốn thưởng thức món trứng ở các quán ăn bên ngoài thì cần hết sức lưu ý, vì trứng sống có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm chứa trứng sống bao gồm:
- Sốt mayonnaise làm tại nhà;
- Kem;
- Bánh tiramisu;
- Salad;
- Nước sốt.
Hầu hết các sản phẩm mayonnaise trong siêu thị an toàn vì nó được làm từ trứng đã được thanh trùng. Nếu bạn đang chuẩn bị mayonnaise hay kem ở nhà thì chỉ nên sử dụng các sản phẩm trứng đã được nấu chín, bởi vì quá trình này giúp giết chết vi khuẩn.
Làm thế nào để bảo quản trứng?
Bảo quản trứng an toàn sẽ không tạo cơ hội cho vi khuẩn lây lan từ trứng và vỏ trứng. Dưới đây là những lời khuyên cho bạn làm thế nào để dự trữ trứng một cách an toàn:
- Bạn nên giữ trứng trong tủ lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất là dưới 20°C;
- Ngoài ra, không nên để trứng gần các thực phẩm khác. Tốt nhất là bạn nên giữ chúng trong khay đựng trứng riêng;
- Bạn nên ăn các món bánh chứa trứng ngay sau khi chế biến. Phần còn dư thì nên nhanh chóng cất vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể giữ lạnh trong 2 ngày, nhưng không nên bảo quản lâu hơn;
- Ngoài ra, bạn có thể bảo quản các loại bánh làm từ trứng ở nơi thoáng mát và khô ráo nếu chúng không có chứa kem;
- Trứng đã luộc chín không nên để trong tủ lạnh trong hơn 3 ngày.
Mẹo để tránh lan truyền vi khuẩn
Vi khuẩn có thể lây lan nhanh chóng từ trứng sang các loại thực phẩm khác. Vi khuẩn có thể có mặt trong trứng hoặc trên vỏ trứng. Dưới đây là những lời khuyên để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn:
- Không nên để trứng gần các thực phẩm khác, ngay cả trước hoặc sau khi đập ra;
- Không cho trứng tiếp xúc với các thực phẩm hoặc món ăn khác nếu trứng đã nứt vỏ;
- Rửa tay bằng xà bông và nước ấm trước và sau khi xử lý trứng;
- Làm sạch đĩa và các dụng cụ đựng bằng xà phòng và nước ấm sau khi chế biến trứng. Tốt nhất là bạn không sử dụng trứng có vỏ bị vỡ và trứng thối, vì chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn.
Thời hạn sử dụng của trứng là bao lâu?
Thời hạn sử dụng của trứng là 28 ngày, nhưng tốt nhất là ta nên sử dụng trước ngày hết hạn. Khi được chế biến một cách khoa học và an toàn thì trứng sẽ mang lại nhiều lợi ích dành cho mẹ và thai nhi.
Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đang mang thai sẽ có thêm lựa chọn dinh dưỡng cho bữa ăn của mình.