Tổng quan về bệnh đau cơ xơ hóa

(4.24) - 36 đánh giá

Tìm hiểu chung

Đau cơ xơ hóa là bệnh gì?

Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi sự tác động từ bộ não của bạn tới việc xử lý tín hiệu đau. Đau cơ xơ hóa được đặc trưng bởi đau cơ xương lan tỏa.

Tình trạng này có thể có những tác động dài hạn đến cuộc sống thường ngày của bạn. Những người bị đau cơ xơ hóa thường gặp phải những vấn đề như mệt mỏi, ảnh hưởng giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng. Họ có thể bị một số triệu chứng khác như đau đầu, căng cơ, rối loạn khớp thái dương hàm, hội chứng ruột kích thích, lo âu và trầm cảm.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau cơ xơ hóa?

Các triệu chứng của đau cơ xơ hóa đôi khi xảy ra sau một chấn thương thể chất, phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc căng thẳng tâm lý đáng kể. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể dần dần trở nên tồi tệ mà không hề có yếu tố kích hoạt.

Các triệu chứng thường gặp của đau cơ xơ hóa là:

  • Đau lan rộng ở cả hai bên cơ thể, trên và dưới thắt lưng và kéo dài ít nhất 3 tháng;
  • Mệt mỏi vì khó ngủ, sự gián đoạn giấc ngủ vì đau, hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ;
  • Khả năng tập trung có thể giảm;
  • Các vấn đề khác, ví dụ như trầm cảm, đau đầu, đau hoặc đau bụng dưới.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Sự đau đớn và thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng hoạt động của bạn ở nhà và tại nơi làm việc. Nhiều người bị nhức đầu, trầm cảm, lo âu và co thắt dạ dày. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau cơ mãn tính và quá mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đau cơ xơ hóa?

Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng các nhà khoa học tin rằng có gì đó tác động lên các tín hiệu và hóa chất trong não. Những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của xơ cơ:

  • Di truyền: có thể do một đột biến di truyền nhất định dễ dàng các rối loạn phát triển;
  • Nhiễm trùng: một số bệnh có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh đau cơ xơ hóa;
  • Chấn thương thể chất hay tình cảm, ví dụ rối loạn căng thẳng sau chấn thương, chẳng hạn như: một chấn thương hoặc nhiễm trùng, sinh con, phẫu thuật hoặc sự đổ vỡ một mối quan hệ.

Kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại là nguyên nhân gây ra đau cơ xơ hóa. Sự gia tăng của một số hóa chất trong não có thể kích hoạt các tín hiệu đau. Ngoài ra, các thụ thể đau của não dường như hình thành bộ nhớ về đau và trở nên nhạy cảm hơn, có nghĩa là chúng có thể phản ứng thái quá với các tín hiệu đau.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau cơ xơ hóa?

Đau cơ xơ hóa là một bệnh tương đối phổ biến. Gần 1 trên 20 người có thể bị đau cơ xơ hóa ở nhiều mức độ. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (90% các trường hợp được chẩn đoán xảy ra ở phụ nữ). Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 và 50 nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người già. Đau cơ xơ hóa có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đau cơ xơ hóa, chẳng hạn như:

  • Giới tính: đau cơ xơ hóa xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn ở nam giới;
  • Lịch sử gia đình;
  • Bệnh thấp khớp: như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus làm cho bạn có nguy cơ bệnh nhiều hơn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau cơ xơ hóa?

Trước kia, chẩn đoán đau cơ xơ hóa khá khó khăn vì bạn cần phải khám tất cả 18 điểm đau để khẳng định chẩn đoán. Ngày nay, chẩn đoán đau cơ xơ hóa có thể được thực hiện nếu một người đã có triệu chứng đau lan rộng trong hơn ba tháng – không có nguyên nhân y khoa khác tác động.

Đau cơ xơ hóa có thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm máu giúp bác sĩ loại trừ các bệnh khác mà có thể có các triệu chứng tương tự, bao gồm:

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cơ xơ hóa?

Mặc dù hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi cho bệnh đau cơ xơ hóa nhưng một loạt các loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Tập thể dục, thư giãn và giảm stress có thể có ích. Lựa chọn điều trị có thể bao gồm sự kết hợp của những điều sau đây:

Thuốc có thể giúp giảm đau cơ xơ hóa và cải thiện chất lượng giấc ngủ, bao gồm:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau cơ xơ hóa?

Khi bạn được chẩn đoán đau cơ xơ hóa, bạn nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình trạng này. Hiểu về bệnh có thể giúp bạn tìm thấy cách để đối phó. Việc làm này cũng nên mở rộng đến gia đình và bạn bè của bạn. Bệnh nhân đau cơ xơ hóa thường ít được hỗ trợ vì người khác không hiểu được cảm giác đau mà bệnh nhân đang trải qua vì không có triệu chứng thể chất cụ thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

22 điều về vùng kín có thể khiến bạn kinh ngạc

(15)
Vùng kín là bộ phận quan trọng cần được chăm sóc đúng cách nhưng hầu hết phụ nữ lại không mạnh dạn tìm hiểu kiến thức về khu vực nhạy cảm này. ... [xem thêm]

Bật mí 6 nguyên nhân gây nên chứng lóa mắt

(52)
Chứng lóa mắt có mối liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe ở mắt và đầu, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng, bong võng mạc, đau nửa đầu ảnh hưởng ... [xem thêm]

Các phương pháp nội soi ung thư vú cho thai phụ

(43)
Tầm soát ung thư vú khi mang thai rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người hoang mang không biết các phương pháp này có an ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kích thước của tử cung trong thai kỳ?

(70)
Kích thước của tử cung sẽ thay đổi ra sao trong quá trình mang thai? Tử cung sau khi sinh có trở lại được kích thước bình thường hay không?Bạn có biết rằng ... [xem thêm]

Bảo vệ tế bào não trong điều trị đột quỵ

(14)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

7 bài tập giúp bạn xóa nếp nhăn trong 12 phút

(44)
Bạn cảm thấy lo lắng vì những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện trên trán, mắt, mũi, miệng và môi? Thay vì tốn kém nhiều tiền cho các dịch vụ spa hay phẫu ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ

(77)
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết tăng trong thời kỳ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến ... [xem thêm]

Rậm lông

(78)
Tìm hiểu chungRậm lông là bệnh gì?Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN