Những năm tháng tuổi thiếu niên, bạn từng khổ sở vì phải đối phó với những nốt mụn “không mời mà đến” trên mặt, ngực và lưng. Một số bạn may mắn không bị chúng làm phiền khi tuổi dậy thì qua đi, song không ít người bị mụn bám theo cho tới lúc trưởng thành. Hệ quả mà họ phải chịu là gì? Cảm giác tự ti ám ảnh họ từng ngày, dẫn đến ngại giao tiếp và đôi khi mất đi những cơ hội công việc hấp dẫn.
Mụn trứng cá xảy ra do viêm ở nang lông và tuyến bã nhờn. Ở người có làn da bình thường, tuyến bã nhờn chỉ tiết ra một lượng dầu vừa đủ để duy trì độ ẩm trên da. Song với những làn da mụn, tuyến bã sản xuất chất nhờn “vượt mức” cho phép, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm nhiễm và cuối cùng là mụn xuất hiện.
Mụn trứng cá có liên quan đến chế độ ăn uống?
Nhiều khi bạn đổ lỗi cho những thỏi chocolate là nguyên nhân khiến mụn nổi ầm ầm trên mặt. Cũng có thể đúng đấy bạn! Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn uống liên quan mật thiết đến làn da.
Theo đó, chế độ ăn nhiều đường, tinh bột xấu, nhiều dầu mỡ… là “bạn thân” của mụn trứng cá. Ngược lại, khi làm quen với các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, da bạn sẽ được dưỡng từ bên trong, sáng khỏe và sạch mụn.
Mụn trứng cá và nội tiết tố
Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, và nội tiết tố (hormone) là một trong số đó. Tình trạng tăng – giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể khiến mụn có cơ hội xuất hiện. Loại mụn này đặc biệt xảy ra ở nữ giới (vì họ phải trải qua các giai đoạn rối loạn hormone như thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sinh nở, mãn kinh). Bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Theo thống kê, có khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi 20–29 bị mụn nội tiết, trong khi ở phụ nữ 40–49, con số này giảm còn 25%.
Không dễ dàng để đối phó với mụn gây ra do rối loạn nội tiết tố. Muốn diệt tận gốc loại mụn này, bạn phải tác động vào yếu tố bên trong thì mới đạt được hiệu quả.
Cách điều trị mụn trứng cá
Bước đầu tiên khi điều trị mụn trứng cá là xác định tình trạng mụn: ở thể nhẹ hay nặng, mụn có viêm hay không. Đối với các loại mụn ở thể nặng (như mụn viêm, mụn nang, mụn bọc), bạn không thể tự xử lý mà cần đến bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
Vậy còn mụn trứng cá nhẹ (bao gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn cám) thì sao? Việc xử lý chúng không phức tạp lắm, nhưng thường phải sau 2–3 tháng mới thấy hiệu quả rõ rệt. Phương pháp “giải quyết” gọn ghẽ loại mụn này là:
Làm sạch da 2 lần/ngày
Rửa mặt quá thường xuyên sẽ kích thích tuyến dầu hoạt động nhiều hơn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra mụn. Bạn chỉ nên làm sạch da vào buổi sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ bằng loại sữa/gel rửa mặt dành riêng cho da mụn.
Bên cạnh một số sản phẩm làm sạch da chứa hoạt chất tiêu diệt mụn như retinol, axit salicylic… các loại gel rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên được rất nhiều bạn gái tin dùng. Nano Curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E sẽ làm sạch nhẹ nhàng, ức chế vi khuẩn gây mụn, đồng thời giảm thâm mụn nhanh chóng.
Sử dụng các loại sản phẩm bôi trị mụn
Các loại sản phẩm dùng cho điều trị mụn trứng cá nhẹ là adapalene, axit salicylic và benzoyl peroxide. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là dễ gây kích ứng da do chứa các thành phần hóa học. Nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm, hãy thử dùng Decumar – sản phẩm chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên như nghệ, lô hội, hành tây đỏ. Curcumin dạng nano (có trong nghệ) có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, trị mụn và làm mờ sẹo thâm hiệu quả. Trong khi đó, tinh chất hành tây đỏ ngăn ngừa hình thành sẹo lõm, còn lô hội giúp dưỡng ẩm và làm sáng da.
Luôn sử dụng kem chống nắng khi ra đường
Đừng sợ lỗ chân lông bị bít tắc mà quên thoa kem chống nắng khi ra đường, vì việc làm này sẽ khiến da bạn sạm đen và vết thâm do mụn khó lành. Có những loại kem chống nắng được đặc chế riêng cho da mụn nên không chứa dầu, không làm bít lỗ chân lông. Bạn có thể yên tâm thoa chúng mỗi ngày, kể cả trời mưa hay nắng.
Tẩy da chết mỗi tuần
Vi khuẩn, bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm còn lưu lại trên da là tác nhân khiến da sạm màu và dễ nổi mụn. Việc bạn cần làm là thực hiện tẩy da chết 1 lần/tuần để da sạch hoàn toàn, đồng thời hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm bôi một cách tốt nhất. Nên ưu tiên chọn nguyên liệu tẩy tế bào chết từ tự nhiên như bùn khoáng, đất sét, bã cà-phê…
Đắp mặt nạ cũng là phương pháp ngăn ngừa và trị mụn hữu hiệu. Thực hiện đắp mặt nạ 2–3 lần/tuần, làn da bạn sẽ được cung cấp độ ẩm và sạch nhờn, giảm mụn, giảm thâm.
Dưỡng ẩm cho da
Tuy lượng dầu thừa trên da cần được “tống khứ” nhưng da cũng đòi hỏi được cung cấp độ ẩm có lợi. Và kem dưỡng ẩm hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ này. Vẫn là lời khuyên quen thuộc: “Nên chọn loại không chứa dầu” và thoa cả ban ngày lẫn đêm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bí kíp giúp bạn lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Như đã nói, chế độ ăn giàu vitamin và chất xơ là “khắc tinh” của mụn trứng cá. Vậy thì bạn hãy thêm thật nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt… vào khẩu phần ăn hàng ngày. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh: nói “không” với rượu bia/thuốc lá, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, tránh xa stress…
Nếu mụn nhẹ không mấy cải thiện khi được chăm sóc tại nhà, bạn phải làm gì?
Nếu các phương pháp điều trị mà bạn áp dụng không trị mụn dứt điểm, mụn vẫn tái đi tái lại, bạn cần đến chuyên khoa da liễu để được kê đơn các loại thuốc bôi/thuốc uống có công dụng mạnh hơn. Đó là thuốc kháng sinh (đường uống), thuốc bôi retinol hoặc các phương pháp như lột da hoặc điều trị bằng laser. Dù tình hình có tồi tệ đến đâu, bạn cũng đừng bỏ cuộc. Hãy suy nghĩ lạc quan rằng: “Mụn không thể làm khó được mình, và mình sẽ chiến đấu với nó dù nó có “lì lợm” đến đâu”.