Tuyệt chiêu luyện ngủ cho cặp sinh đôi cực hiệu quả

(4.45) - 29 đánh giá

Việc luyện ngủ cho cặp sinh đôi là một hành trình gian nan. Tuy nhiên, nếu bạn có trong tay một số “tuyệt chiêu” nhất định, công việc này sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

Làm mẹ là một nhiệm vụ thiêng liêng nhưng cũng đầy khó khăn, vất vả, đặc biệt là nếu bạn có đến hai bé cùng một lúc. Hãy thử tưởng tượng xem, bạn sinh một lúc hai con và cứ đêm về là cả hai lại khóc lóc đòi mẹ, chắc chắn bạn sẽ vô cùng đau đầu đấy. Muốn giảm đi áp lực này, bạn hãy cùng Chúng tôi học hỏi một số bí quyết luyện ngủ cho cặp sinh đôi thông qua những chia sẻ dưới đây nhé.

Khi nào nên bắt đầu luyện ngủ cho cặp sinh đôi?

Trước khi luyện ngủ cho các bé sinh đôi, bạn cần ý thức được rằng dù các bé là anh em sinh đôi, có những nét giống nhau về ngoại hình, tính cách nhưng mỗi bé là một cá thể riêng biệt. Chính vì vậy, đôi lúc phương pháp và thời gian luyện ngủ cho mỗi bé sẽ khác nhau. Đây là lý do tại sao nhiều người cho rằng luyện ngủ cho cặp sinh đôi là một công việc vô cùng vất vả và sẽ mất nhiều thời gian hơn so với việc luyện ngủ cho một bé.

Đặc biệt, công việc này sẽ càng trở nên khó khăn hơn nếu bạn sinh non. Bởi các bé sinh non sẽ đạt được những cột mốc phát triển ở những thời điểm khác nhau mà bạn không dự đoán được. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn quyết định thời điểm thích hợp để luyện ngủ cho cặp song sinh:

Giai đoạn sơ sinh

Từ lúc chào đời cho đến khi các bé được 2 tháng tuổi là thời điểm bé cần gắn kết với cha mẹ. Không những vậy, đây cũng là giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển chung của các bé. Do đó, trong giai đoạn này, bạn không nên luyện ngủ mà hãy tập trung vào việc làm quen và tạo tình cảm với các bé.

2 đến 4 tháng

Bạn có thể bắt đầu luyện ngủ ở độ tuổi này nhưng hãy nhớ rằng giai đoạn này, cặp sinh đôi sẽ thường xuyên thức giấc vào ban đêm để đòi bú. Do đó, việc luyện ngủ cho các bé sẽ hơi khó khăn nhưng đây là thời điểm tốt nhất để bắt đầu thực hiện.

Từ 6 tháng tuổi trở lên

Việc luyện ngủ cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ cần nhiều thời gian và kiên nhẫn hơn so với giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi. Hãy nhớ các bé càng lớn thì việc luyện ngủ càng khó.

Làm thế nào để hai bé đi ngủ cùng một lúc?

Để luyện ngủ cho bé thành công, bạn cần biết một số bí quyết nhất định. Một nguyên tắc vàng mà bạn cần nhớ là hãy tuân thủ theo thời gian biểu mỗi ngày. Điều này rất tốt cho não bộ và sự phát triển của các bé:

1. Thực hiện cùng một lúc

Để tập cho các bé ngủ cùng một lúc, việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi thói quen bú. Theo quan sát, những trẻ được cho bú cùng một thời điểm sẽ buồn ngủ cùng một lúc. Chính vì vậy, hãy cố gắng cho các bé bú, thay tã cùng một lúc và chơi cùng với nhau cho đến khi các con buồn ngủ.

2. Cho các bé ngủ riêng

Có nên cho cặp sinh đôi ngủ chung với nhau không? Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên đặt cặp sinh đôi trên hai chiếc nôi riêng biệt để các bé có thể ngủ yên giấc mà không đánh thức lẫn nhau.

3. Nếu một bé đã thức, hãy đánh thức bé còn lại

Khi một bé đã thức dậy để đòi bú, hãy đánh thức bé còn lại. Điều này sẽ giúp xây dựng thói quen chung cho cả hai bé. Dần dần, bé sẽ tự điều chỉnh theo thói quen này và bạn sẽ thấy các bé thức dậy, bú và đi ngủ cùng một lúc.

4. Duy trì những thói quen ngủ tốt

Để giúp các bé có giấc ngủ ngon, bạn nên xây dựng và duy trì những thói quen ngủ tốt như tắm trước khi ngủ, để ánh sáng mờ, đọc sách hoặc hát ru các bé trước khi đi ngủ. Sau một vài đêm, các bé sẽ nhận thức được rằng khi bạn làm những điều này có nghĩa là các bé sẽ sắp phải đi ngủ.

5. Suy nghĩ tích cực

Những cặp sinh đôi sinh non hoặc sinh ra với trọng lượng thấp sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được các cột mốc phát triển. Điều này có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc luyện ngủ cho các bé và dễ làm bạn thấy nản. Tuy nhiên, hãy cố gắng kiên nhẫn và giữ tinh thần lạc quan. Dần dần với sự kiên trì của bạn, chắc chắn bạn sẽ tập được cho các bé những thói quen đi ngủ tốt.

Một số thói quen ngủ tốt nên xây dựng và duy trì mỗi ngày

Cặp song sinh sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn nếu các bé biết trước những điều sắp diễn ra. Bé càng thoải mái thì việc cho các bé đi ngủ càng dễ dàng. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng và duy trì một số thói quen trước khi đi ngủ sau:

1. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ mang lại rất nhiều tác dụng kỳ diệu. Việc này giúp bé cảm thấy thoải mái, thư giãn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

2. Đọc sách

Đọc sách giúp thắt chặt tình cảm giữa bạn và các bé. Không những vậy, nó còn tốt cho sự phát triển và giúp các bé ngủ ngon hơn.

3. Hát ru

Âm nhạc có tác dụng chữa bệnh cho trẻ sơ sinh. Một bài hát ru nhẹ nhàng từ ba hoặc mẹ sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và tăng sự gắn kết.

4. Giới thiệu với các bé một “người bạn” ngủ cùng

Những “người bạn” này có thể là con thú nhồi bông mềm mại, búp bê có độ êm ái để bé có cảm giác khoan khoái, quen thuộc và ôm chúng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, việc làm này cũng có nhược điểm là trẻ sẽ có xu hướng gắn bó và nếu như không có người bạn này thì bé không thể ngủ được.

Với một chút kiên nhẫn và thời gian, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những thói quen ngủ tốt cho cặp song sinh đáng yêu. Luyện ngủ cho các bé càng sớm không chỉ tốt cho sự phát triển mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong việc chăm sóc và nuôi dạy các bé yêu.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lời khuyên cho người bị hội chứng ruột kích thích khi đi du lịch

(66)
Stress, thức ăn, mất ngủ là những vấn đề gây khó khăn cho người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) khi đi du lịch. Nếu là một trong số đó, trước khi ... [xem thêm]

Gạo lứt giảm cân: Ăn ngon miệng mà vẫn đẹp dáng!

(21)
Bạn nghĩ rằng ăn gạo lứt giảm cân sẽ hơi kham khổ khi vừa nhai lâu lại ít ngọt hơn so với gạo trắng? Đó là vì bạn chưa biết cách nấu nhiều món ngon ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp: 4 điều không thể chủ quan

(99)
Thuốc tránh thai khẩn cấp là “cứu cánh” cho chị em phụ nữ khi “lỡ” quan hệ mà không dùng bao cao su hoặc những cách tránh thai khác. Tuy nhiên, tác dụng ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

(38)
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt ... [xem thêm]

Pellagra

(59)
Tìm hiểu chungBệnh Pellagra là gì?Pellagra thường xảy ra khi mức niacin (vitamin B3) trong cơ thể thấp. Đặc trưng của bệnh gồm mất trí nhớ, tiêu chảy, viêm da. ... [xem thêm]

Thiếu hụt đồng trong cơ thể, làm sao để khắc phục?

(70)
Đồng không phải là một chất được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt đồng, sức khỏe của bạn có thể gặp nhiều rắc ... [xem thêm]

Làm sao để bạn không tăng cân ở tuổi mãn kinh?

(14)
Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trải qua rất nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng tới cân nặng khiến vóc dáng không còn thanh mảnh như xưa. Tuy nhiên, bạn có ... [xem thêm]

6 cách giúp não nghỉ ngơi để sống lâu hơn

(98)
Tìm cách giúp não nghỉ ngơi cũng là cách để bạn dễ dàng cân bằng cuộc sống cá nhân.Não là bộ phận quan trọng góp phần chi phối tất cả hoạt động của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN