Thông tin bạn cần biết khi khám tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia

(3.52) - 33 đánh giá

Viện Dinh dưỡng Quốc gia được thành vào ngày 13/6/1980, được thủ tướng chính phủ xếp là một trong 6 viện toàn quốc của ngành y tế. Sau hơn 30 năm phấn đấu và phát triển, Viện Dinh dưỡng Quốc gia luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ và thể hiện là cơ quan tham mưu đắc lực cho Bộ Y tế và các bộ ngành khác về đường lối dinh dưỡng, làm điểm đầu mối triển khai Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001 – 2010 và chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.

Viện được giao các nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và cơ cấu bữa ăn người Việt Nam, đề xuất cho nhà nước các biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước từng giai đoạn, phân tích giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, nghiên cứu vệ sinh ăn uống, kiểm nghiệm thực phẩm, dinh dưỡng điều trị và đồng thời đào tạo cán bộ dinh dưỡng cho đất nước.

Các đơn vị trong Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Hiện nay, viện có 20 đơn vị, bao gồm:

  • Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng
  • Phòng Kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm và dinh dưỡng
  • Khoa Dinh dưỡng và bệnh không lây nhiễm
  • Khoa Vi sinh thực phẩm và Sinh học phân tử
  • Khoa Hóa Thực phẩm
  • Trung tâm Thực phẩm dinh dưỡng
  • Trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm
  • Trung tâm Tư vấn, phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì
  • Khoa Giám sát và Chính sách dinh dưỡng
  • Khoa Vi chất dinh dưỡng
  • Khoa Hóa sinh và chuyển hóa dinh dưỡng
  • Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế
  • Khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề
  • Khoa Dinh dưỡng cộng đồng
  • Phòng Chỉ đạo tuyến
  • Phòng Quản lý khoa học
  • Phòng Vật tư Quản trị
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Tổ chức hành chính
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp

Khám tư vấn dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Khám tư vấn dinh dưỡng cho người lớn

Các dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng và điều trị tại viện bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Thiếu năng lượng trường diễn (gầy, kém ăn, suy nhược cơ thể…)
  • Rối loạn chuyển hóa: glucose máu (tiền đái tháo đường, đái tháo đường), mỡ máu, tăng huyết áp, loãng xương, bệnh gout…
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bệnh gan, mật, bệnh thận
  • Tiền phát, tái phát ung thư
  • Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ có thai, phụ nữ sau khi sinh…
  • Dinh dưỡng hợp lý, phục hồi dinh dưỡng sau mổ
  • Hướng dẫn chế độ tập luyện và xây dựng thực đơn cụ thể cho từng đối tượng theo loại bệnh.

Khám tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em

Các dịch vụ tư vấn cho bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 16 tuổi: Viện sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe để đảm bảo các mẹ sẽ có nguồn sữa tốt cho con bú, cách cho bú đúng… Ngoài ra, các mẹ còn được tìm hiểu về cách chăm sóc để trẻ phát triển khỏe mạnh, khi trẻ bệnh và hướng dẫn cách nuôi dưỡng trẻ trên từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, Viện cũng khám và tư vấn cho trẻ dưới 16 tuổi trong việc điều trị và hướng dẫn chế độ ăn cho trẻ, bao gồm các mục như:

  • Biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương
  • Thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A…
  • Thừa cân, béo phì
  • Các loại rối loạn tiêu hóa
  • Tư vấn và xây dựng chế độ ăn cho trẻ theo lứa tuổi và tình trạng cơ thể

Ngoài ra, viện còn hướng dẫn thực hành dinh dưỡng về cách chế biến thức ăn bổ sung cho các lứa tuổi và cách phòng các bệnh hay gặp ở trẻ vào sáng thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần lúc 10h00 – 10h45.

Sơ đồ tổ chức của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Bạn hãy tham khảo sơ đồ tổ chức của Viện Dinh dưỡng Quốc gia theo hình sau:

Lịch làm việc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Thời gian làm việc của viện như thế nào?

Viện làm việc tất cả các ngày trong tuần, lịch cụ thể như sau:

Đối với khám tư vấn dinh dưỡng người lớn

  • Từ thứ 2 – thứ 6
    • Sáng từ 8h00 – 11h30
    • Chiều từ 13h30 – 16h30
  • Thứ 7 và Chủ nhật: sáng từ 8h00 – 11h30

Đối với khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em

  • Từ thứ 2 –thứ 6
    • Sáng từ 7h30 – 11h30
    • Chiều 13h30 – 16h30
  • Thứ 7 và Chủ nhật: sáng từ 7h30 – 11h30

Địa chỉ của Viện Dinh dưỡng Quốc gia ở đâu?

Hiện tại Viện Dinh dưỡng Quốc có 2 cơ sở, bao gồm:

Cơ sở 1: 48B Tăng Bạt Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: 91 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Website và email của viện là gì?

Website hiện tại của viện là http://viendinhduong.vn/

Viện Dinh dưỡng Quốc gia đang sử dụng email: [email protected]

Số điện thoại của Viện Dinh dưỡng bao nhiêu?

(024) 3971 7090

Chúng tôi hy vọng rằng, bạn sẽ có những thông tin cần thiết, để chuẩn bị cho việc khám chữa bệnh tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Hoàng Hải/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ có con trai cần biết cách vệ sinh vùng kín đúng cho bé

(66)
Dù cách vệ sinh vùng kín cho bé trai không phức tạp bằng bé gái, nhưng bạn cũng cần thực hiện đúng để bé không bị viêm nhiễm.Nếu dương vật của bé chưa ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ?

(13)
Bại liệt là một căn bệnh rất dễ lây do virus gây ra. Nếu bố mẹ không chủng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ cho con, con có khả năng mắc bệnh này và dẫn ... [xem thêm]

Uống nước chanh ấm buổi sáng để hưởng 5 lợi ích sau

(17)
Khởi đầu một ngày làm việc mới với nước chanh ấm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thải độc cơ thể, giảm cân cùng nhiều lợi ích tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

Đối mặt với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối

(49)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 4 giai đoạn và mức độ thông khí của phổi hạn chế hơn qua từng cấp độ. Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ... [xem thêm]

Thay tã cho con thật dễ dàng nếu biết 7 mẹo nhỏ của Hello Bacsi

(17)
Trẻ 3 tháng tuổi phát triển nhanh chóng và đem đến cho bạn rất nhiều điều bất ngờ. Ở giai đoạn này, bé có vẻ khóc ít hơn, các phản ứng đa dạng hơn, ... [xem thêm]

8 điều có thể bạn chưa biết về thói quen cạo râu

(98)
Bạn có thói quen cạo râu qua loa cho tiết kiệm thời gian? Đừng xem thường việc chăm sóc cá nhân này nếu bạn không muốn da mặt của mình bị tổn thương ... [xem thêm]

Đoạn chi: hiểu để sống lạc quan hơn

(62)
Mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu ca phẫu thuật cắt cụt chi (phẫu thuật đoạn chi). Điều này có nghĩa là mỗi 30 giây sẽ có một người bị mất chân ... [xem thêm]

Tránh thai kiểu nào “chắc ăn” hơn ? (Phần 2)

(41)
Một vài phụ nữ cảm thấy mình tăng cân sau khi bắt đầu uống thuốc tránh thai. Vậy uống thuốc tránh thai có tăng cân không? Lý giải hiện tượng này như thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN