Đoạn chi: hiểu để sống lạc quan hơn

(4.04) - 62 đánh giá

Mỗi năm trên thế giới có hơn 1 triệu ca phẫu thuật cắt cụt chi (phẫu thuật đoạn chi). Điều này có nghĩa là mỗi 30 giây sẽ có một người bị mất chân hoặc tay, hay còn gọi là mất chi hoặc khuyết tật chi. Khuyết tật chi được định nghĩa là mất một phần hay toàn bộ chi, nghĩa là cả tay hoặc chân.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra khuyết tật chi bao gồm:

  • Các bệnh mãn tính không được kiểm soát tốt, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch, gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong lưu thông máu
  • Chấn thương nghiêm trọng hoặc thương tích ở các chi gây ra bởi tai nạn giao thông hoặc chiến đấu quân sự
  • Khối u tại chi đó và có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
  • Dị tật bẩm sinh hoặc chi đau dai dẳng.

Đối tượng có nguy cơ mất chi cao

Bạn có nhiều nguy cơ mất chi nếu có các bệnh làm giảm khả năng lưu thông máu. Bệnh phổ biến nhất nằm trong nhóm nguyên nhân này là tiểu đường. Tiểu đường là căn bệnh có thể gây tổn thương dây thần kinh và làm cho vết thương lành rất chậm. Khi lượng đường trong máu cao, máu sẽ trở nên đậm đặc hơn, lưu thông kém đến bàn tay và bàn chân. Phát hiện sớm và kiểm soát đường máu tốt có thể giúp bạn tránh phải thực hiện phẫu thuật đoạn chi.

Xơ vữa động mạch, một bệnh gây xơ cứng động mạch, cũng có thể gây ra lưu thông máu kém. Nguyên nhân bệnh này là do hàm lượng chất béo cao trong máu. Tuần hoàn máu kém sẽ ngăn ngừa các chất dinh dưỡng quan trọng đến nuôi chi, từ đó sẽ làm suy yếu chân tay của bạn. Điều này cũng có thể làm quá trình lành vết thương ở tay và chân càng kéo dài.

Khi nào bác sĩ sẽ quyết định bạn cần thực hiện phẫu thuật đoạn chi?

Bác sĩ có thể đề nghị đoạn chân tay khi không có nguồn cung cấp máu đến chi hoặc các mô ở chi đã bị tổn thương vĩnh viễn. Lưu thông máu tốt là điều kiện cần thiết cho mô để chúng có thể tự chữa lành. Bác sĩ phẫu thuật thường cắt phía trên khu vực có bệnh hoặc bị thương để chữa lại một ít mô khỏe mạnh giúp đệm cho xương.

Đôi khi vị trí để cắt có thể phụ thuộc vào nơi bạn lắp chân tay nhân tạo (chân tay giả). Bác sĩ phẫu thuật sẽ xác định cần đoạn chi ở mức độ bao nhiêu. Bác sĩ có thể chỉ cắt một phần nhỏ nếu các mô khác vẫn khỏe mạnh và có nguồn cung máu tốt. Nếu nguồn cung máu kém hoặc mô bị hư hỏng nặng trên một chân/tay thì bác sĩ sẽ cân nhắc việc cắt nhiều hơn, đôi khi có thể là cả tay hoặc chân.

Biến chứng có thể gặp khi đoạn chi

Biến chứng nguy hiểm nhất liên quan đến phẫu thuật đoạn chi hoặc mất chi là nguy cơ tử vong. Các biến chứng khác bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Đau thắt ngực (đau ngực)
  • Đau tim
  • Loét tỳ
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông).

Ngoài ra, còn có một tình trạng nữa mà người bị mất chi có thể gặp phải là cảm giác đau đớn. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi chi bị tổn thương đã được cắt bỏ. Cường độ đau biến đổi tùy người. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, tình trạng này có xu hướng giảm đi theo thời gian.

Bác sĩ sẽ đoạn chi như thế nào?

Có rất nhiều cách khác nhau để đoạn chi, tùy thuộc vào chi cụ thể và cần phải loại bỏ bao nhiêu phần chi.

  • Phẫu thuật đoạn chi dưới gồm các lựa chọn như cắt bỏ chân, bàn chân hoặc ngón chân. Đây là những loại phẫu thuật đoạn chi phổ biến nhất, thường được sử dụng cho những bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD) hay tiểu đường.
  • Phẫu thuật đoạn chi trên có những lựa chọn như cắt bỏ cả cánh tay, bàn tay hoặc ngón tay. Loại phẫu thuật này ít được thực hiện và đa số gặp ở người trẻ, nguyên nhân thường là do một chấn thương nghiêm trọng gây ra.

Cả hai loại phẫu thuật đoạn chi đều được thực hiện bằng cách sử dụng gây mê toàn thân hoặc gây tê ngoài màng cứng. Vì vậy người bệnh sẽ không cảm thấy đau trong khi phẫu thuật.

Ảnh hưởng của việc đoạn chi đến sức khỏe và tâm lý

Mức độ ảnh hưởng của đoạn chi đến người bệnh thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tuổi tác: Người trẻ thường sẽ thích ứng nhanh hơn với việc mất chi
  • Bao nhiêu của chi đã được cắt bỏ
  • Các bệnh mãn tính đi kèm khác ảnh hưởng đến quá trình đoạn chi.

Bạn có thể cảm thấy buồn khổ sau khi bị mất đi chân tay của mình. Nhiều người nói rằng mất một chi giống như mất đi một người thân yêu. Để tâm lý hoàn toàn hồi phục, bạn sẽ cần thời gian. Tốt nhất bạn nên tham gia vào các tổ chức xã hội dành cho người khuyết tật để cùng nhau cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh tật. Với những tiến bộ trong kỹ thuật phẫu thuật và phục hồi chức năng, nhiều người – đặc biệt là những người trẻ tuổi – có thể trở lại làm việc, tập thể thao và thực hiện các hoạt động khác một cách dễ dàng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ giúp bạn thư giãn

(56)
Nếu biết cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ, bạn sẽ luôn cảm thấy thư giãn mỗi khi trở về nhà. Đây là một trong những bí quyết đơn giản giúp bạn ... [xem thêm]

Hai triệu chứng không thể kiểm soát khi mang thai bạn cần biết

(60)
Mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng khó chịu khi mang thai. Có những triệu chứng rất phiền toái và có khả năng gây nguy hiểm, khiến mẹ ... [xem thêm]

Dương vật tuổi dậy thì có gì… thú vị?

(20)
Nếu như có ý thức quan tâm đến dương vật tuổi dậy thì, các đấng mày râu sẽ chăm sóc “cậu bé” tốt hơn để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình sau ... [xem thêm]

Trầy xước

(91)
Trên người bạn bỗng xuất hiện những vết trầy xước? Bạn chưa biết phải xử lý như thế nào để các vết thương mau liền da? Hãy để bài viết sau đây ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn tránh xa rắc rối khi đi máy bay với trẻ nhỏ

(21)
Nếu sử dụng phương tiện hàng không, bạn nên nắm trong tay những mẹo vặt khi đi máy bay với trẻ nhỏ để cả gia đình có những phút giây thoải mái.Vào mùa ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn đã sẵn sàng để bảo vệ gia đình mình khỏi tiểu đường chưa?

(31)
Tiểu đường hay còn gọi là sát thủ thầm lặng, là một căn bệnh mà cho đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Hiểu rõ hơn về tiểu đường giúp bạn ... [xem thêm]

Bé hay đảo mắt có phải là điều bình thường?

(99)
Việc nhìn thấy bé hay đảo mắt, nhất là khi ngủ hay lúc mới thức giấc có thể khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì không biết con có đang gặp vấn đề gì ... [xem thêm]

Cho con chơi một mình rất quan trọng với trẻ

(14)
Cho bé chơi với bạn từ những ngày còn thơ ấu sẽ mang đến cho con không chỉ niềm vui mà còn hỗ trợ phát triển lâu dài các kỹ năng cơ bản và cần thiết. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN