Bại liệt là một căn bệnh rất dễ lây do virus gây ra. Nếu bố mẹ không chủng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ cho con, con có khả năng mắc bệnh này và dẫn đến tàn tật suốt đời.
Thông thường, bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ không xuất hiện triệu chứng. Một số ít chỉ có biểu hiện nhẹ. Virus là tác nhân phổ biến nhất bởi khả năng tấn công hệ thần kinh và gây bại liệt. Dù hiện nay đã hoàn toàn có thể ngăn chặn bệnh này bằng vắc xin nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan. Nhân ngày thế giới chống bệnh bại liệt (24/10), bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Bệnh bại liệt do poliovirus gây ra. Có 3 loại virus và chúng lây lan qua tiếp xúc với phân bị nhiễm trùng. Điều này thường xảy ra khi trẻ không rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách. Nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn do sử dụng thực phẩm chứa virus. Ngoài ra, bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ còn xuất phát từ việc bé tiếp nhận virus trong không khí khi người khác ho hay hắt hơi. Virus này sẽ nằm trong phân của con trong vài tuần. Trẻ em dễ lây bệnh nhất ngay trước và sau khi các triệu chứng bắt đầu.
Nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh bại liệt
Một đứa trẻ có nhiều rủi ro bị bại liệt hơn nếu bé ở trong khu vực có virus bệnh bại liệt còn hoạt động. Hiện nay, bệnh bại liệt không còn là vấn đề đáng quan ngại nhưng bạn vẫn luôn chú ý bởi các nước kém phát triển ở châu Á có ít cơ hội được tiếp cận với vắc xin bại liệt. Nếu cho con đi du lịch ở vùng nông thôn hay nước ngoài, bạn cần cẩn thận vì con có khả năng tiếp xúc với bạn bè nhiễm bệnh này.
Dấu hiệu bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ em bị bại liệt không có triệu chứng. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng không điều trị, một số dạng khác gồm:
- Abortive: Bại liệt nhẹ không kéo dài
- Nonparalytic: Tình trạng này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn
- Paralytic: Tình trạng này sẽ gây ra một vài dấu hiệu nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé
Dù mỗi trẻ có biểu hiện khác nhau nhưng các dấu hiệu bại liệt thông thường sẽ bao gồm:
- Sốt
- Ăn không ngon
- Buồn nôn và nôn mửa
- Đau họng
- Cơ thể không thoải mái
- Táo bón
- Đau vùng bụng.
Các triệu chứng đôi khi sẽ mất đi nhưng ngay sau đó, trẻ cũng bắt đầu có những biểu hiện như:
- Đau cơ ở cổ, thân, cánh tay và chân
- Cứng ở cổ và dọc theo cột sống
- Yếu ở tất cả các vùng cơ
- Táo bón nặng
- Thở yếu
- Giọng khò khè
- Khó nuốt
- Chảy nước dãi
- Khó chịu và tức giận.
Hầu hết trẻ em bị tê liệt dạng paralytic sẽ có thể hoạt động bình thường sau một thời gian nhưng vẫn có những trường hợp tử vong.
Chẩn đoán bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Để xác định xem con có mắc bệnh hay không, bé sẽ được xét nghiệm:
- Virus: Bác sĩ có thể lấy mẫu phân và chất lỏng từ cổ họng. Sau đó, virus trích từ các mẫu này sẽ được kiểm tra qua kính hiển vi
- Kiểm tra máu
- Tủy sống thắt lưng.
Phương hướng hỗ trợ
Không có thuốc để tiêu diệt virus gây ra bệnh bại liệt nhưng việc điều trị được thực hiện để giúp hỗ trợ khả năng phục hồi của bé bao gồm:
- Thuốc giảm đau như acetaminophen
- Nghỉ ngơi trên giường cho đến khi hạ sốt
- Một chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế hoạt động thể chất
- Chườm nóng nhằm thư giãn cơ.
Biến chứng của bệnh
Bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nhất định chẳng hạn như tê liệt vĩnh viễn ở một số nhóm cơ như chân, tay hoặc các cơ được sử dụng để thở.
Đề phòng bệnh bại liệt
Biện pháp phòng bệnh bại liệt tốt nhất là tiêm phòng vắc xin. Hiện nay, ngoài dạng uống, vắc xin phòng bại liệt nằm trong vắc xin tổng hợp Pentaxim và Infanrix hexa. Bạn có thể cho con tiêm phòng bệnh khi bé được:
- 2 tháng tuổi
- 4 tháng tuổi
- 6 – 12 tháng tuổi
- 4 – 6 năm tuổi
Ngoài ra, hãy cho con tiêm phòng tăng cường trước 12 tháng nếu bạn có dự định đưa trẻ đi du lịch nước ngoài đến vùng có nguy cơ mắc bệnh cao.