Thống kê bệnh tim

(4.27) - 29 đánh giá

Tìm hiểu những con số đằng sau bệnh tim, nguyên nhân số một gây tử vong ở Hoa Kỳ. Nhận biết thống kê địa phương và toàn cầu về các yếu tố nguy cơ và phòng ngừa.

Bệnh tim để chỉ một loạt các tình trạng có ảnh hưởng đến trái tim – từ các nhiễm trùng đến các khuyết tật di truyền và các bệnh mạch máu. Hầu hết bệnh tim có thể được ngăn ngừa bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh, nhưng hiện tại, nó vẫn là mối đe dọa sức khỏe số một trên thế giới. Hãy xem những con số đằng sau tình trạng này và những gì bạn có thể làm gì để tránh tử vong.

Tỷ lệ

Bạn có thể hình dung ra, người đàn ông trung niên, thừa cân, ôm lấy ngực của mình, khi bạn nghĩ về bệnh tim. Tuy nhiên, theo các con số, hình ảnh đó không nói lên toàn bộ câu chuyện. Trong thực tế, bệnh tim là nguyên nhân cho hầu hết các trường hợp tử vong trên toàn thế giới cho cả nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc.

Bệnh động mạch vành, tắc nghẽn các động mạch cung cấp máu cho tim, là loại phổ biến nhất của bệnh tim. Khoảng 200.000 người ở Việt Nam chết vì bệnh tim mỗi năm – chiếm 1/4 ca tử vong. Mỗi năm, cứ 3 người Việt có 1 người bị nhồi máu cơ tim, theo Bệnh viện Tim Hà Nội.

Bệnh tim ảnh hưởng đến người da trắng và người Mỹ gốc Phi nhiều nhất, chiếm 24,3% và 24,1% các ca tử vong tương ứng. Người châu Á và Thái Bình Dương có nguy cơ cao thứ 3 về tử vong liên quan đến bệnh tim mạch, đạt 22,5%. Nó chiếm 20,8% các ca tử vong trong cộng đồng người Tây Ban Nha, và 17,9% trong những người Mỹ gốc Ấn Độ và người bản xứ Alaska.

Giới tính

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả nam giới và phụ nữ, phụ nữ có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương đương với nam giới.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ chết vì bệnh tim hơn nam giới mỗi năm trong 30 năm qua. Ngoài ra, phụ nữ tử vong sau nhồi máu cơ tim lần đầu nhiều hơn so với nam giới.

Tại sao vậy? Có thể bởi vì bác sĩ chẩn đoán nhầm họ. Ngoài ra, phụ nữ thường bỏ qua hoặc hiểu nhầm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim, chẳng hạn như:

  • Đau ngực hoặc khó chịu
  • Đau trên cơ thể hoặc khó chịu ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc vùng bụng trên
  • Khó thở
  • Buồn nôn, chóng mặt, hay đổ mồ hôi lạnh.

Sự thật trên toàn thế giới

Hơn 80% các ca tử vong trên thế giới do bệnh tim xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Năm quốc gia hàng đầu có tỷ lệ tử vong cao nhất do bệnh tim là:

  • Nga
  • Bulgaria
  • Romania
  • Hungary
  • Argentina.

Năm quốc gia hàng đầu với tỷ lệ tử vong thấp nhất do bệnh tim là:

  • Pháp
  • Úc
  • Thụy Sĩ
  • Nhật Bản
  • Israel.

Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, biết rằng chế độ ăn uống của Pháp có nhiều sữa, chất béo và thịt đỏ – yếu tố được biết đến làm tăng nguy cơ bệnh tim. Các nhà khoa học không chắc chắn lý do tại sao người Pháp đứng đầu danh sách trái tim khỏe mạnh, nhưng một nghiên cứu năm 2005 cho thấy rằng lượng chất xơ cao có thể giúp bù đắp tác động có hại.

Không ngạc nhiên, ở Đông Nam, nơi chế độ ăn có nhiều chất béo bão hòa và thức ăn mặn, và người có tỷ lệ béo phì cao hơn – có tỷ lệ tử vong tim mạch cao nhất. Các số liệu bao gồm:

Các yếu tố rủi ro

Chỉ cần một yếu tố nguy cơ bệnh tim sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tim. Người ta ước tính rằng phân nửa người lớn đều có ít nhất một yếu tố nguy cơ. Bạn có bất cứ yếu tố nào dưới đây không?

  • Huyết áp cao: 75% những người bị suy tim mãn tính có huyết áp cao. Và phân nửa người lớn bị tăng huyết áp không thể kiểm soát nó.
  • Cholesterol cao: Những người có cholesterol cao có khả năng phát triển bệnh tim gấp 2 lần so với những người có mức cholesterol bình thường.
  • Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có khả năng phát triển bệnh tim gấp 2 lần so với những người không có nó.
  • Trầm cảm: Những người bị trầm cảm có hơn 25–40% khả năng chết vì bệnh tim so với những người không bị trầm cảm.
  • Béo phì: Bệnh động mạch vành hiện diện nhiều hơn gấp 10 lần ở những người bị béo phì. Béo phì là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) bằng 30 hoặc cao hơn. 20% trẻ em trên 5 tuổi và 35% người lớn được xem là béo phì.

Một số hành vi cũng đặt bạn vào nguy cơ đối với bệnh tim, bao gồm:

  • Hút thuốc: Những người hút thuốc có 2–4 lần khả năng phát triển bệnh tim so với người không hút thuốc.
  • Ăn chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Những người có chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có 30% khả năng phát triển bệnh tim nhiều hơn so với những người ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo.
  • Không tập thể dục: Những người không tập thể dục có 50% khả năng phát triển bệnh tim nhiều hơn so với những người tập thể dục thường xuyên hơn.
  • Uống rượu quá mức: Những người say rượu hoặc uống rượu nhiều có khả năng gấp hai lần phát triển một nhồi máu cơ tim gây tử vong so với những người không nghiện rượu.

Phòng ngừa

Tin tốt là kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ đến hơn 80%. Dưới đây là sáu mẹo đơn giản để giữ cho tim hoạt động bình thường:

  • Không uống nhiều hơn 1–2 đơn vị cồn mỗi ngày đối với nam, và một đơn vị cồn mỗi ngày đối với phụ nữ. Một đơn vị cồn được định nghĩa là 12 ounces (360 ml) bia (chai), 4 ounces rượu (120 ml), và 1,5 ounces rượu mạnh (45 ml).
  • Ăn một chế độ ăn uống ít chất béo, cholesterol, muối, đường, nhiều trái cây tươi và rau, ngũ cốc nguyên hạt, các axit béo omega-3 và sô cô la đen.
  • Tập thể dục ở cường độ vừa phải. Điều đó có nghĩa là 30 phút một ngày, năm ngày một tuần.
  • Hạn chế căng thẳng. Hãy thử ngồi thiền, có ý thức hài hước, dành thời gian với những người mà bạn yêu thương, ngủ đủ giấc, và tìm kiếm sự tư vấn nếu bạn cần.
  • Bỏ hút thuốc lá ngay hôm nay.
  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol, tiểu đường và trọng lượng của bạn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 thói quen gây hại cho cột sống mà bạn không hề biết

(89)
Cột sống là cơ quan dễ tổn thương nhưng chúng ta lại không chú ý cho đến khi mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Ngay cả những hoạt động như thoa kem chống ... [xem thêm]

Cách tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành

(24)
Con bạn có thể cao bao nhiêu và phải làm gì để giúp con cao lớn? Bạn hoàn toàn có thể dự đoán bằng cách tính chiều cao của trẻ và giúp bé cao hơn.Dù là ... [xem thêm]

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ở Việt Nam

(23)
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ không giúp chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD hoàn toàn nhưng nó giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, bao ... [xem thêm]

Mang thai tuần thứ 35: Các triệu chứng, sự phát triển của bé, các mẹo và sự thay đổi của cơ thể

(45)
Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ ra đời và em bé vẫn đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Bạn muốn biết bé phát triển ... [xem thêm]

Muốn bé mới biết đi bận rộn? Hãy thử 10 hoạt động vui nhộn

(36)
Bé mới biết đi lúc nào cũng dồi dào năng lượng nhất. Bạn có thể giúp bé cưng trở nên hoạt bát và thông minh hơn với 10 hoạt động vừa học vừa chơi.Ở ... [xem thêm]

Cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường mỗi ngày

(54)
Nếu có người thân vừa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ dễ cảm thấy buồn bã, thậm chí có phần suy sụp. Đã đến lúc bạn cần lên ... [xem thêm]

Aspartame: chất thay thế đường chứa ít calo

(83)
Aspartame là gì? Aspartame là một loại chất thay thế đường chứa ít calo, được cấu tạo từ hai axit amin: axit aspartic và phenylalanin. Aspartame ngọt gấp 220 lần ... [xem thêm]

Ung thư vòm họng có chữa được không?

(61)
Một trong những yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm của ung thư vòm họng là bệnh tiến triển rất âm thầm. Đến khi triệu chứng bộc phát làm bệnh nhân suy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN