Dị ứng nhựa, đừng coi thường!

(3.85) - 84 đánh giá

Dị ứng nhựa là một phản ứng xảy ra với những protein nhất định được tìm thấy trong mủ của cây cao su – một dạng chất lỏng màu trắng đục. Dị ứng nhựa nghĩa là cơ thể bạn hoặc cơ thể con bạn đã nhầm lẫn nhựa là một chất có hại.

Dị ứng nhựa có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác nhau từ dị ứng da cho đến sốc phản vệ, một trong những tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Bác sĩ có thể giúp bạn xem xét liệu bạn hoặc con bạn có bị dị ứng nhựa không hoặc bạn có đang có nguy cơ tiềm tàng dẫn đến bệnh này không.

Việc tìm hiểu và biết rõ những chất hoặc sản phẩm có thể gây ra dị ứng nhựa có thể giúp bạn và con bạn ngăn ngừa tình trạng này.

Dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng nhựa là gì?

Nếu bị dị ứng nhựa, bạn hoặc con bạn có thể sẽ có phản ứng ngay sau khi bạn tiếp xúc với chất nhựa từ găng tay cao su hoặc hít phải nó từ một người vừa mới gỡ găng tay ra. Triệu chứng dị ứng nhựa có thể diễn ra từ nặng đến nhẹ tùy theo mức độ nhạy cảm của bạn và nồng độ chất nhựa bạn và con bạn tiếp xúc. Những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn cứ lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc thường xuyên với nhựa.

Các triệu chứng nhẹ của dị ứng nhựa bao gồm:

  • Ngứa;
  • Da bị ửng đỏ;
  • Nổi mẩn hay phát ban.

Các triệu chứng nặng hơn bao gồm:

  • Hắt xì;
  • Chảy nước mũi;
  • Mắt ngứa và chảy nước;
  • Ngứa cổ họng;
  • Khó thở;
  • Thở khò khè;
  • Ho.

Triệu chứng sốc phản vệ. Nếu bạn hoặc con bạn bị sốc phản vệ do dị ứng nhựa, điều này có thể dẫn đến chết người. Sốc phản vệ xuất hiện ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với nhựa, đặc biệt nếu bạn là người mẫn cảm, mặc dù hiếm khi sốc phản vệ xảy ra nếu bạn lần đầu tiếp xúc với nhựa. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Khó thở;
  • Phát ban hoặc sưng;
  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Thở khò khè;
  • Tụt huyết áp;
  • Chóng mặt;
  • Bất tỉnh;
  • Hoang mang;
  • Mạch nhanh và yếu.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì?

Bạn nên tránh tiếp xúc với các sản phẩm từ nhựa cao su. Ngay khi gặp nha sĩ hoặc bác sĩ, hãy báo với nha sĩ hoặc bác sĩ về tình hình bệnh lý và sức khỏe của bạn. Nha sĩ hoặc bác sĩ sẽ tư vấn những biện pháp phòng ngừa cho những lần khám tiếp theo.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi cấp cứu nếu bạn nghĩ bạn hoặc con bạn bị sốc phản vệ. Nếu bạn có những phản ứng ít nghiêm trọng hơn sau khi tiếp xúc với nhựa cao su, hãy nói gọi cho bác sĩ. Nếu có thể, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn hoặc con bạn đang xảy ra triệu chứng dị ứng để bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán tình hình của bạn.

Bạn nên phòng ngừa dị ứng nhựa như thế nào?

Hầu hết các sản phẩm phổ biến đều có chứa nhựa cao su nhưng đa phần bạn hoặc con bạn có thể chọn những sản phẩm tương tự thay thế. Ngăn ngừa những phản ứng dị ứng với nhựa cao su bằng cách tránh sử dụng những sản phẩm sau:

  • Găng tay rửa chén;
  • Một số loại thảm;
  • Quần áo;
  • Bong bóng;
  • Đồ chơi cao su;
  • Chai nước nóng;
  • Núm vú trong chai sữa của bé;
  • Các loại tã dùng một lần;
  • Các đồ dùng cao su;
  • Cục tẩy;
  • Bao cao su;
  • Màng chắn âm đạo;
  • Kính bơi;
  • Tai vịn của xe;
  • Tay vịn của xe máy và xe đạp;
  • Dây đo huyết áp;
  • Ống nghe;
  • Ống tĩnh mạch;
  • Ống tiêm;
  • Các loại mặt nạ;
  • Miếng điện cực;
  • Khẩu trang y tế;
  • Miếng chặn nha khoa.

Nhiều bệnh viện hoặc phòng khám sử dụng những găng tay không chứa nhựa cao su. Tuy nhiên, bởi vì những sản phẩm y tế khác ngoài găng tay có thể chứa nhựa cao su, hãy đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sĩ , y tá, nha sĩ và những người khác trong bệnh viện về tình trạng dị ứng của bạn hoặc con bạn trước khi làm thủ tục và thực hiện các bài kiểm tra y tế. Hãy đeo vòng cảnh báo y tế như là một dấu hiệu để thông báo cho những người khác về tình trạng dị ứng nhựa cao su của bạn và con bạn.

Nếu quan tâm đến bệnh dị ứng, bạn có thể xem qua các bài viết:

30 phút vàng để cấp cứu khi sốc phản vệ

Chất trung gian gây sốc phản vệ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thủ dâm ở nữ giới: 5 sự thật chị em cần biết

(92)
Trong cuộc sống hiện đại, thủ dâm hay “tự sướng” không còn là điều hổ thẹn, đặc biệt đối với phụ nữ. Dù vậy, những “giai thoại” và định ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp và cách phòng ngừa

(95)
Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến ... [xem thêm]

11 thực phẩm bạn nên tránh để có vòng eo phẳng lì

(43)
Để có vòng eo phẳng lì, nhiều nàng đã chăm chỉ tập gym hay gập bụng. Tuy nhiên, nỗ lực này sẽ uổng phí nếu bạn không kiêng những món nhiều calo.Một vòng ... [xem thêm]

5 bước trong quy trình sơ cấp cứu

(89)
Các bước trong quy trình sơ cấp cứu đòi hỏi bạn không những nhanh chóng để kịp thời giúp đỡ người bị nạn mà còn phải cẩn trọng để bảo vệ chính ... [xem thêm]

Tiền đái tháo đường, điều trị ngay kẻo bệnh tiến triển nhanh

(38)
Tiền đái tháo đường nếu không được chữa trị một cách phù hợp có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn những cách ... [xem thêm]

Cách kể chuyện bé nghe dành cho ông bố tuyệt vời

(78)
Bạn muốn kể cho con nghe nhiều câu chuyện nhưng không biết làm thế nào? Hãy đơn giản hóa mọi chuyện và làm theo cách kể chuyện bé nghe của Chúng tôi ... [xem thêm]

Luyện tập quá mức làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim?

(66)
Tập luyện khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ và căng tràn năng lượng? Tuy nhiên, không vì thế mà tập luyện quá mức để tránh nguy cơ mắc bệnh tim ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn tập thể dục giảm cân hiệu quả

(40)
Nếu không có một kế hoạch tập thể dục giảm cân hiệu quả có thể khiến bạn dễ nản lòng khi chăm chỉ luyện tập ướt đẫm cả áo mà đến khi bước ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN