Ngộ độc Clostridium botulinum

(3.62) - 12 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ngộ độc Clostridium botulinum là gì?

Ngộ độc Clostridium botulinum là bệnh gây ra do độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum. Clostridium botulinum sản xuất ra bảy loại độc tố (có tên khoa học từ A đến G). Tuy nhiên, chỉ có độc tố A, B, E và F có khả năng gây bệnh ở người.

Có ba loại ngộ độc thực phẩm bao gồm ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thịt và ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

Bất cứ ai đều có khả năng bị ngộ độc thịt. Bệnh ngộ độc không truyền từ người này sang người khác. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Một số dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc Clostridium botulinum là gì?

Hầu hết các triệu chứng ngộ độc bắt đầu xuất hiện từ 12-36 giờ sau khi ăn. Khoảng 5-10% ngộ độc thịt gây tử vong. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh bao gồm:

  • Sa mí mắt
  • Nhìn mờ
  • Nhìn đôi
  • Khô miệng
  • Nói lắp
  • Khó nuốt
  • Yếu cơ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc Clostridium botulinum. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể bị tê liệt ở cánh tay, chân hoặc tê liệt toàn thân và cơ hô hấp. Lúc này, bạn có thể phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ngộ độc Clostridium botulinum?

Ngộ độc Clostridium botulinum do ăn các loại thực phẩm có chứa chất độc của vi khuẩn Clostridium botulinum. Nguyên nhân phổ biến là do thức ăn không được bảo quản đúng cách.

Ngoài ra, bệnh có thể gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập từ một vết thương nhỏ mà bạn không nhận thấy. Vi khuẩn sau đó sẽ phát triển và tạo ra độc tố. Đây là trường hợp chủ yếu xảy ra ở những người đã sử dụng ma túy.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm độc do ăn bào tử vi khuẩn trong đất khi chơi ngoài trời. Bào tử có thể phát triển trong ruột và tạo ra độc tố.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ngộ độc Clostridium botulinum?

Các yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc

  • Thực phẩm: vệ sinh thực phẩm kém
  • Trẻ sơ sinh
  • Vết thương không được tiệt trùng.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngộ độc Clostridium botulinum?

Bệnh ngộ độc Clostridium botulinum có triệu chứng tương tự với các tình trạng ngộ độc khác, do đó chẩn đoán thường khó và có thể bị nhầm lẫn. Bạn sẽ cần phải được thực hiện một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm chuyên biệt trước khi đi đến kết luận. Có thể mất 4 ngày có nhận kết quả.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngộ độc Clostridium botulinum?

Có nhiều cách điều trị khác nhau cho ngộ độc thịt. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng, chỉ định cho bạn thuốc kháng độc tố để làm chậm tê liệt và làm cho các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý ngộ độc Clostridium botulinum?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ngộ độc thịt:

  • Phần lớn các trường hợp liên quan đến thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là rau. Vì vậy, hãy cẩn thận trong việc chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Đun sôi thức ăn ít nhất 10 phút, vì độc tố bị phá hủy ở nhiệt độ cao.
  • Hãy cẩn thận khi cho trẻ ăn mật ong. Nhiều trường hợp ngộ độc đã xảy ra do trẻ em ăn mật ong bị ô nhiễm.
  • Giữ vết thương sạch sẽ, chăm sóc vết thương thích hợp và không sử dụng thuốc gây nghiện để giúp giảm nguy cơ ngộ độc liên quan đến vết thương.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Võng mạc tiểu đường

(96)
Định nghĩaBệnh võng mạc tiểu đường là gì?Bệnh võng mạc tiểu đường còn gọi là võng mạc đái tháo đường. Đây là bệnh về mắt gây ra do bệnh tiểu ... [xem thêm]

Thiếu máu Diamond-Blackfan

(64)
Tìm hiểu chungBệnh thiếu máu Diamond-Blackfan là gì?Bệnh thiếu máu Diamond-Blackfan là loại thiếu máu gây ra khi tủy xương không sản xuất đủ các tế bào hồng ... [xem thêm]

Nhiễm sán dây chó

(57)
Tìm hiểu chungNhiễm sán dây chó là bệnh gì?Nhiễm sán dây chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một trong hai loại sán kim và sán dây đa nang. Các nhiễm trùng ... [xem thêm]

Rối loạn cong cột sống

(58)
Tìm hiểu chungRối loạn cong cột sống là bệnh gì?Cột sống hoặc xương sống bao gồm các xương nhỏ (đốt sống) xếp chồng lên nhau, cùng với các đĩa đệm. ... [xem thêm]

U xơ tuyến tiền liệt (tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính)

(52)
U xơ tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh ban đầu biểu hiện bằng triệu chứng đi tiểu kéo dài, dòng nước tiểu bắn ra ... [xem thêm]

Viêm bao hoạt dịch khớp háng

(48)
Tìm hiểu chungViêm bao hoạt dịch khớp háng là bệnh gì?Viêm bao hoạt dịch là loại viêm các túi nhỏ (bursa) có chứa chất dịch đệm và bôi trơn các vùng giữa ... [xem thêm]

Nổi hạch (sưng hạch)

(87)
Tìm hiểu chungNổi hạch (sưng hạch) là gì?Nổi hạch, hay còn gọi là sưng hạch, là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Các ... [xem thêm]

Mồ hôi máu

(50)
Tìm hiểu về bệnh mồ hôi máuBệnh mồ hôi máu là gì?Đổ mồ hôi máu là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp trong đó bạn đổ mồ hôi máu. Nhiều người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN