Bạn biết gì về tầm soát ung thư vú khi mang thai?

(4.19) - 28 đánh giá

Tầm soát ung thư vú khi mang thai rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, rất nhiều người hoang mang không biết các phương pháp này có an toàn đối với thai nhi không.

Khi bạn mang thai, kích thước vú của bạn sẽ thay đổi. Kích thước có thể tăng gấp đôi, trở nên vững chắc, nặng nề. Những thay đổi này có thể gây khó khăn cho việc phát hiện ung thư vú. Mối quan ngại về ảnh hưởng của việc tầm soát đối với thai nhi cũng hạn chế cơ hội chẩn đoán bệnh sớm.

Các dấu hiệu phổ biến của ung thư vú trong thai kỳ

Mặc dù hầu hết các khối u trong vú khi mang thai không phải là ung thư, nhưng nó đôi khi là triệu chứng đầu tiên của ung thư vú trong thai kỳ. Bạn nên nói với bác sĩ nếu có khối u đáng ngờ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và khuyên bạn nên làm xét nghiệm để kiểm tra xem đó có phải là ung thư vú hay không.

Đừng đợi đến khi bạn sinh con hoặc ngừng cho con bú rồi mới tiến hành tầm soát ung thư vú. Việc phát hiện sớm có thể giúp bạn có nhiều cơ hội điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị thích hợp, không gây hại cho thai nhi.

Chụp hình vú

Trong chụp nhũ ảnh, bác sĩ sẽ dùng một lượng nhỏ tia X để chụp ảnh bên trong ngực. Tia sáng tập trung vào vú. Hầu hết các tia X sẽ không tiếp xúc với các khu vực khác trên cơ thể, vì vậy chụp quang tuyến vú có thể là phương pháp an toàn cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể được đề nghị chụp quang tuyến vú nếu có các triệu chứng bất thường ở vú, bao gồm:

  • Một cục u trong vú.
  • Máu chảy bất thường đến từ núm vú.
  • Thay đổi màu sắc ở quầng da vú
  • Các triệu chứng bất thường khác.

Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào, bạn không nên chụp hình vú thường xuyên.

Siêu âm vú

Trong siêu âm vú, bác sĩ sẽ dùng một sóng đặc biệt để nhìn thấy bên trong vú. Siêu âm vú được sử dụng trước khi chụp quang tuyến vú.

Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định khối u trong vú là cứng hoặc đầy dịch. Tuy nhiên, siêu âm không thể giúp bác sĩ phân biệt khối u dạng cứng có phải là ung thư hay không.

Bạn có thể được khuyên làm siêu âm vú nếu vú quá cứng và chụp quang tuyến vú không thể cho thấy hình ảnh rõ ràng bên trong vú. Bạn không bị ảnh hưởng bởi siêu âm. Do đó, bạn có thể ăn, uống và về nhà ngay sau khi thủ tục kết thúc.

Sinh thiết

Bạn có thể được đề nghị sinh thiết nếu vú có những vùng bất thường (bác sĩ đã nhận thấy trong chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm). Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô vú để xem dưới kính hiển vi. Họ có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ hút chân không, một thiết bị cắt (sinh thiết bấm) hoặc kim (sinh thiết kim).

Xét nghiệm này thường được thực hiện ở cơ sở y tế ngoại trú và bạn có thể về nhà sau đó. Bác sĩ sẽ gây tê khu vực mục tiêu. Việc gây tê này thường an toàn cho thai nhi.

Sinh thiết bằng kim là phương pháp an toàn nếu bạn đang cho con bú. Sinh thiết bấm có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Sữa mẹ cũng có thể xâm nhập vào vùng bị ảnh hưởng.

MRI

Nếu khối u có vẻ là ung thư, bác sĩ sẽ dùng MRI (chụp cộng hưởng từ) để kiểm tra nó. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về MRI trong thai kỳ đã chỉ ra rằng nó không gây ra vấn đề gì, nhưng sự an toàn của xét nghiệm này không được xác nhận. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nếu sắp chụp MRI.

Trên đây là một số phương pháp tầm soát hiệu quả và an toàn có thể giúp bạn phát hiện ung thư vú trong khi mang thai. Các phương pháp này có thể an toàn cho thai nhi. Vì vậy, nếu bạn phát hiện ra những thay đổi bất thường ở vú, hãy đến bác sĩ để tầm soát ung thư vú.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách ứng xử thông minh với câu hỏi bạn không muốn trả lời

(32)
Nếu biết cách ứng xử thông minh, bạn sẽ không còn ngại đối diện những câu hỏi tế nhị về tình yêu, hôn nhân, con cái, ngoại hình, lương bổng… Hơn ... [xem thêm]

7 tác dụng của cherry nhiều người không tiếc tiền mua ăn

(43)
Với màu sắc tươi tắn và vị ngọt thanh dịu, quả cherry xuất khẩu vào thị trường Việt Nam được khá nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây. Bạn ... [xem thêm]

Yếu tố tăng trưởng: Ngôi sao đang lên của ngành thẩm mỹ

(63)
Vào năm 1986, Stanley Cohen nhận giải Nobel cho công trình khoa học về các yếu tố tăng trưởng (Growth Factor) trong kích thích và phát triển tế bào. Nhiều nghiên ... [xem thêm]

Con thích đến trường hơn nếu bạn thực hiện 9 điều Hello Bacsi chia sẻ

(30)
Vì sao trẻ không muốn đi học? Đây là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Muốn biết câu trả lời, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này ... [xem thêm]

8 đặc điểm của người phụ nữ quyến rũ

(70)
Mỗi người đàn ông đều bị hấp dẫn bởi một hình mẫu người phụ nữ lý tưởng riêng từ vẻ đẹp ngoại hình đến sức khỏe thể chất và tính cách cá ... [xem thêm]

Sự thật về bệnh down: Tất cả những gì bạn cần biết

(99)
Bệnh down là gì? Những sự thật về hội chứng down sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về căn bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân này.Bệnh down (hay còn gọi là ... [xem thêm]

Bạn nên chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

(62)
Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi không khó khi bạn biết cách. Ở giai đoạn này, bé đã bắt đầu biết nói bập bẹ và mọc răng sữa. Lúc này bạn cần có chế độ ... [xem thêm]

Hương liệu tạo mùi: Sát thủ thầm lặng trong sản phẩm tẩy rửa

(50)
Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu tạo mùi khiến ngôi nhà trở thành nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Mùi hương có thể trở thành “sát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN