Thể dục trong điều trị ung thư

(3.82) - 39 đánh giá

Tập thể dục là một phần quan trọng của kế hoạch điều trị ung thư. Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập thể dục đều đặn có thể cải thiện rõ rệt sức khỏe thể chất và tinh thần trong mọi giai đoạn điều trị. Ngay cả nếu trước khi bị ung thư, bạn không phải là người năng động thì một chương trình tập thể dục theo nhu cầu của riêng bạn vẫn có thể giúp bạn di chuyển an toàn và thành công.

Những ích lợi của thể dục

Trong và sau khi điều trị, những bài tập thể dục được thiết kế tốt có thể giúp:

  • Giảm khả năng bị tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, bệnh lý thần kinh, phù do hệ bạch huyết, loãng xương và buồn nôn
  • Giảm nguy cơ trầm cảmlo âu
  • Giúp bạn linh hoạt và độc lập nhất có thể
  • Cải thiện khả năng thăng bằng để giảm chấn thương do té ngã
  • Ngăn ngừa sự tiêu cơ và tăng sức bền
  • Ngăn ngừa tăng cânbéo phì – những bệnh lý có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Giảm thời gian nằm viện
  • Điều trị hiệu quả hơn trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư
  • Cải thiện tỷ lệ sống cho một số bệnh ung thư, như ung thư vú và đại trực tràng
  • Giảm nguy cơ ung thư khác
  • Ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác như bệnh tim hay đái tháo đường
  • Nâng cao chất lượng sống

Trước khi bạn tập thể dục trong khi điều trị

Trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục trong hoặc sau khi điều trị ung thư, hãy luôn luôn trao đổi với các bác sĩ. Mặc dù tập thể dục được chứng minh là an toàn trong các loại điều trị ung thư khác nhau, khả năng cho phép để bạn tập thể dục cũng như các loại bài tập bạn có thể làm phụ thuộc vào:

  • Loại ung thư bạn mắc phải
  • Các phương pháp điều trị đang được sử dụng
  • Các tác dụng phụ mà bạn đang gặp phải
  • Cường độ tập thể dục của bạn
  • Các vấn đề sức khỏe khác của bạn

Bạn có thể không tập được những bài thể dục như trước khi điều trị bạn đã từng. Sau khi điều trị, để đạt mức độ tập như trước khi bị ung thư, bạn cần phải có thời gian. Hãy đề nghị bác sĩ của bạn giới thiệu một chuyên gia chuyên về tập thể dục trong ung thư, họ có thể thiết kế một bài tập tốt nhất cho riêng bạn. Bạn có thể theo một chương trình riêng. Hoặc bạn có thể cần phải tham vấn với chuyên gia tập thể dục.

Bên cạnh đó còn có các chương trình thể dục nhóm, chẳng hạn như LIVESTRONG ở YMCA, được thiết kế để giúp cho những người sống chung hoặc vượt qua bệnh ung thư duy trì được hoạt động thể chất.

Tìm hiểu thêm về cách những người sống sót sau ung thư có thể nhận được hỗ trợ tập thể dục.

Chương trình tập thể dục của bạn nên có gì

Chìa khóa cho một chương trình tập thể dục an toàn và hiệu quả trong và sau khi điều trị ung thư chính là một chuỗi các loại bài tập khác nhau là. Nói chung, một chương trình hoàn chỉnh nên có:

  • Bài tập thở. Một số người bị ung thư có thể bị ngộp thở hoặc khó thở. Vì vậy hoạt động thể chất của họ bị hạn chế. Các bài tập thở giúp lưu thông không khí có thể cải thiện sức bền cho bạn. Những bài tập này cũng có thể giúp giảm những căng thẳng và lo âu – những tình trạng có thể khiến bạn bị căng cơ.
  • Kéo căng. Bài tập kéo căng thường xuyên có thể giúp cải thiện tính linh hoạt và dáng điệu của bạn. Nó giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến cơ bắp, và cũng có thể giúp cơ thể bạn tự phục hồi. Bài tập kéo căng thường hữu ích đối với những bệnh nhân ít vận động trong giai đoạn hồi phục sau điều trị ung thư. Ví dụ như xạ trị có thể gây hạn chế phạm vi di chuyển của bạn và làm cơ bắp cứng lại. Sau phẫu thuật, bài tập này có thể giúp phá vỡ mô sẹo.
  • Bài tập thăng bằng. Mất thăng bằng có thể là tác dụng phụ do bệnh ung thư và do điều trị. Các bài tập thăng bằng có thể giúp bạn lấy lại chức năng và khả năng vận động để bạn có thể quay trở lại cuộc sống hàng ngày một cách an toàn. Thăng bằng tốt cũng giúp ngăn ngừa chấn thương, chẳng hạn như té ngã. Tìm hiểu thêm về các bài tập thăng bằng sau khi điều trị ung thư.
  • Bài tập aerobic. Còn được gọi là tập tăng cường nhịp tim. Nó củng cố khả năng của tim và phổi để bạn có thể cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị.Trong bài tập này, đi bộ là một phương pháp dễ thực hiện. Ví dụ, bạn có thể được bác sĩ đề nghị đi bộ 40 đến 50 phút, 3 đến 4 lần mỗi tuần, với tốc độ vừa phải.
  • Mục tiêu là theo các hướng dẫn tập Aerobic của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Khuyến cáo tập thể dục 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải cho người lớn. Hoặc bạn có thể thực hiện 75 phút nếu cường độ mạnh.
  • Rèn luyện sức bền. Tình trạng mất cơ thường xảy ra ở một người ít vận động trong quá trình điều trị và phục hồi. Một số liệu pháp điều trị cũng gây yếu cơ. Việc rèn luyện sức bền, hoặc rèn sức chịu đựng giúp bạn duy trì và tăng sức mạnh của cơ bắp. Tăng khối cơ có thể giúp bạn thăng bằng, giảm mệt mỏi và cảm thấy các hoạt động thường nhật trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa loãng xương, yếu xương gặp trong một số bệnh ung thư hoặc một số liệu trình điều trị.

CDC khuyến cáo rèn sức bền toàn thân hai ngày mỗi tuần. Một chương trình rèn sức bền có thể dùng tạ tay, máy tập thể dục, dây kháng và chính cân nặng cơ thể bạn.

Tập thể dục an toàn trong quá trình điều trị

Nếu bạn đang có tác dụng phụ do bệnh ung thư hoặc từ điều trị, bạn phải thận trọng trong khi tập thể dục. Bạn có thể phải thay đổi chương trình tập thể dục tùy thuộc vào vấn đề cụ thể của bạn. Ví dụ, nếu việc điều trị có ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tay, sử dụng tạ máy có thể an toàn hơn tạ tay. Hoặc nếu việc điều trị gây loãng xương, bạn nên tránh các bài tập gây căng vùng cổ và tăng nguy cơ bị té ngã.

Dưới đây là một vài cách khác để đảm bảo rằng bạn hoàn thành tối đa chương trình tập luyện nhưng vẫn an toàn:

  • Tập từ từ. Ngay cả khi trước điều trị bạn là một người hoạt động thể chất, hãy thiết kế mức độ vận động một cách từ từ. Điều này có thể giúp bạn tránh các chấn thương và không nản lòng.
  • Tập thể dục trong môi trường an toàn. Việc điều trị đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, vì vậy hãy tránh các phòng tập thể dục lớn vì vi trùng lây lan dễ dàng ở đây.
  • Lắng nghe cơ thể của chính bạn. Nếu mức năng lượng của bạn thấp, hãy điều chỉnh thời gian hoặc mức độ chuyên cần của bạn cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Giữ nước. Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện của bạn để tránh mất nước.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng. Các loại thực phẩm phù hợp, đặc biệt là những thực phẩm giàu protein giúp cơ thể bạn phục hồi sau các tập thể dục. Chuyên gia dinh dưỡng ung thư có thể giúp bạn lên một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.
  • Khám thường xuyên. Sức khỏe của bạn có thể thay đổi trong suốt quá trình điều trị. Hãy đảm bảo rằng bác sĩ của bạn kiểm tra các chỉ số sức khỏe quan trọng, chẳng hạn như số lượng các dòng tế bào máu, để bạn biết liệu có an toàn để tập thể dục không.

Tập thể dục là một phần của phục hồi chức năng trong bệnh ung thư

Đôi khi tập thể dục được coi như là một phần của chương trình phục hồi ung thư. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu được sự khác biệt giữa tập thể dục và phục hồi chức năng bệnh ung thư. Phục hồi chức năng bệnh ung thư là một chương trình điều trị toàn diện giúp cho một người bệnh có thể duy trì được các hoạt động chức năng của cơ thể trong và sau khi điều trị ung thư. Các bài tập trong chương trình phục hồi ung thư là các liệu pháp được sử dụng để điều trị chuyên sâu về các vấn đề sức khỏe và vận động cụ thể.

Tham vấn nhóm chăm sóc sức khỏe nếu như bạn cần một chuyên gia phục hồi chức năng ung thư.

Tìm hiểu thêm về phục hồi chức năng ung thư.

Tài liệu tham khảo

Exercise During Cancer Treatment

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Đỗ Hồ Tĩnh Tâm - Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U nguyên bào tuỷ ở trẻ em: Dấu hiệu và triệu chứng

(88)
Bài viết này giới thiệu về những thay đổi của cơ thể và những biểu hiện khác có thể báo hiệu một vấn đề cần được chăm sóc y tế. Sử dụng menu ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Y khoa

(34)
Nắm rõ tiền sử y khoa của bản thân Nắm rõ tiền sử y khoa bản thân là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Nên hoàn thành một bản tóm tắt điều trị để ... [xem thêm]

Nên làm gì khi một người quen của bạn bị ung thư

(44)
Khi biết tin một người mình quen bị bệnh ung thư, có thể bạn sẽ cảm thấy rất buồn và khó chịu đựng. Bạn có thể sẽ có rất nhiều câu hỏi về bệnh ... [xem thêm]

U nguyên bào phổi màng phổi ở trẻ em: Chẩn đoán

(77)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết giới thiệu về những xét nghiệm thường quy, quy trình và thủ thuật ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Chẩn đoán và phân giai đoạn ung thư

(55)
Biên dịch: Nguyễn Khởi Quân Hiệu đính: BS Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Phần này giải thích quá trình chẩn đoán một bệnh ung thư ở trẻ em. Nó ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Các yếu tố nguy cơ

(61)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Mong đợi gì từ phục hồi chức năng ung thư?

(78)
Phục hồi chức năng ung thư có thể giúp bạn giành lại quyền kiểm soát nhiều khía cạnh trong cuộc sống trong và sau khi điều trị ung thư. Mục tiêu là cải ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Chăm sóc theo dõi

(85)
Biên dịch: Trương Lê Thùy Nguyên Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về chăm sóc theo dõi sau khi kết thúc điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN