Mong đợi gì từ phục hồi chức năng ung thư?

(4.46) - 78 đánh giá

Phục hồi chức năng ung thư có thể giúp bạn giành lại quyền kiểm soát nhiều khía cạnh trong cuộc sống trong và sau khi điều trị ung thư. Mục tiêu là cải thiện chức năng và giữ cho bạn hoạt động và độc lập nhất có thể.

Khi bạn bắt đầu phục hồi ung thư, bạn sẽ làm việc với các chuyên gia được đào tạo trong các lĩnh vực phục hồi chức năng cụ thể mà bạn cần. Chuyên gia sẽ làm việc với những người trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để lập một kế hoạch phục hồi riêng cho bạn.

Các lựa chọn phục hồi chức năng ung thư

Rất nhiều trung tâm và bệnh viện ung thư sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng. Các dịch vụ này thường phục vụ để bệnh nhân có thể ngoại trú. Điều này có nghĩa là bệnh nhân không cần phải ở bệnh viện hoặc trung tâm ung thư qua đêm. Những bệnh nhân có ung thư đang tiến triển hoặc các vấn đề phức tạp có thể được tập phục hồi chức năng trong bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng hay một trung tâm chăm sóc dài hạn. Điều đó có nghĩa là họ ở lại qua đêm hoặc lâu hơn. Một vài loại dịch vụ phục hồi chức năng có thể được thực hiện ở nhà bệnh nhân.

Cân nhắc các yếu tố sau khi lựa chọn một chương trình phục hồi chức năng bệnh ung thư:

  • Địa điểm của trung tâm: Nếu bạn được bác sĩ chỉ định phục hồi chức năng ngoại trú, hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn ở gần đó. Việc tìm các dịch vụ gần nhà hay chỗ làm có thể giúp bạn có cuộc hẹn dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào kế hoạch phục hồi chức năng của mình, bạn có thể có một hoặc nhiều cuộc hẹn mỗi tuần trong vài tuần hoặc tháng.
  • Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm y tế có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn trong việc có nhận được dịch vụ phục hồi chức năng. Bạn có thể chỉ được chọn một chương trình mà bảo hiểm y tế chi trả. Công ty bảo hiểm của bạn có thể cung cấp cho bạn một danh sách các chương trình được chấp thuận. Hãy hỏi về số lượng các buổi phục hồi chức năng mà bảo hiểm chi trả mỗi năm và bạn phải trả bao nhiêu tiền cho buổi tập.

Các chuyên gia phục hồi chức năng ung thư

Có rất nhiều chuyên gia phục hồi chức năng với chuyên sâu khác nhau như là chuyên gia về thể chất, chuyên gia về lao động trị liệu và chuyên gia ngôn ngữ bệnh lý. Mỗi chuyên gia đều đã được đào tạo chuyên sâu.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn phục hồi chức năng ung thư đầu tiên.

Khi bạn có buổi hẹn đầu tiên, hãy cân nhắc hỏi phòng khám các câu hỏi sau:

  • Tôi nên mang theo gì cho cuộc gặp đầu tiên?
  • Tôi nên gặp chuyên gia nào trong buổi đầu tiên?
  • Những chuyên gia phục hồi chức năng mà tôi khám có được đào tạo và có kinh nghiệm điều trị những bệnh nhân và những người sống sót sau ung thư không?
  • Tôi nên mong đợi điều gì trong cuộc gặp này?
  • Tôi nên mang loại áo quần nào?
  • Tôi sẽ thực hiện những hoạt động thể chất nào trong cuộc thăm khám đầu tiên?
  • Có làm xét nghiệm nào không?
  • Cuộc hẹn sẽ kéo dài bao lâu?
  • Chương trình bảo hiểm của tôi có chấp thuận cho cuộc gặp này không?

Phòng khám sẽ yêu cầu bạn điền một số thông tin trước cuộc hẹn tại nhà hay tại phòng khám. Những thủ tục này sẽ yêu cầu những thông tin về điều trị ung thư của bạn và tiền sử bệnh tật. Họ cũng có thể yêu cầu bạn giải thích về những khó khăn hay hạn chế của bạn do bệnh ung thư hay vấn đề điều trị nó gây ra. Ngoài việc điền vào các biểu mẫu, bạn có thể muốn:

  • Viết ra các mục tiêu mà bạn hy vọng sẽ đạt được thông qua phục hồi chức năng ung thư để bạn có thể dễ dàng chia sẻ chúng trong cuộc hẹn.
  • Viết ra một danh sách các câu hỏi bạn muốn hỏi về phục hồi chức năng ung thư.
  • Nhờ người thân đi cùng bạn để họ có thể giúp bạn lắng nghe và ghi chú

Mong chờ điều gì trong cuộc hẹn phục hồi chức năng ung thư đầu tiên

Bạn sẽ được đánh giá toàn diện về tiền sử y tế và các vấn đề hiện tại trong cuộc hẹn phục hồi chức năng ung thư đầu tiên. Đây là một bài đánh giá trước điều trị.

Bạn sẽ được hỏi một vài câu hỏi như là:

  • Bạn gặp những hạn chế nào? Chúng ảnh hưởng đến cuộc sống bạn như thế nào?
  • Bạn có đau không? Nếu có, cái gì giúp cải thiện hay gây tệ hơn?
  • Những thách thức nào bạn đang trải qua trong môi trường ở nhà? Môi trường bạn làm việc?
  • Bạn có vấn đề với hoạt động hằng ngày như tắm, mang áo quần hay ăn uống?
  • Bạn có các sở thích gì và bạn có khả năng thực hiện chúng không?
  • Bạn cảm thấy mệt hay yếu?
  • Bạn có gặp khó khăn khi thực hiện cùng lúc nhiều tác vụ, tư duy rành mạch, hay ghi nhớ?
  • Bạn hi vọng đạt được gì qua chương trình phục hồi ung thư?

Bạn có thể sẽ được khám thể chất và làm một vài loại xét nghiệm riêng biệt. Các chuyên gia có thể:

  • Kiểm tra phạm vi chuyển động, sức mạnh cơ bắp hoặc chức năng thần kinh của bạn
  • Kiểm tra các vùng của cơ thể của bạn có sưng và viêm không
  • Theo dõi bạn trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ hoặc đứng lên từ ghế

Bắt đầu một chương trình điều trị

Kết quả khám trước điều trị cho phép các chuyên gia xây dựng kế hoạch phục hồi cho bạn. Điều này sẽ được dựa trên nhu cầu và mục tiêu cá nhân của bạn. Bạn có thể sẽ làm việc với hơn một loại chuyên gia phục hồi ung thư. Họ sẽ là một thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn.

Kế hoạch điều trị sẽ bao gồm:

  • Khuyến nghị phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị có thể bao gồm các kỹ thuật trị liệu, bài tập và các thiết bị hỗ trợ. Bạn cũng có thể dành thời gian học lại các kỹ năng mà bạn có thể đã mất hoặc học những cách mới để thích nghi với những vấn đề mới và môi trường của bạn. Trong các cuộc hẹn, đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho các chuyên gia phục hồi chức năng ung thư.
  • Số lượng và tần suất cuộc hẹn bạn cần. Bạn có thể chỉ cần một vài cuộc hẹn phục hồi ung thư. Hoặc bạn có thể cần phục hồi chức năng vài lần một tuần trong vài tuần hoặc vài tháng. Các cuộc hẹn thường kéo dài 1 đến 2 giờ.
  • Một mốc thời gian để đánh giá lại. Bạn sẽ được kiểm tra tiến độ trong một số cuộc hẹn. Kế hoạch điều trị phục hồi ung thư của bạn sẽ được điều chỉnh sau khi bạn đáp ứng từng mục tiêu hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng mới.

Mong chờ điều gì sau cuộc hẹn phục hồi ung thư

Hầu hết mọi người cảm thấy tốt hơn khi rời khỏi cuộc hẹn so với khi họ đến. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy đau hoặc mệt mỏi. Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu hoặc đau đớn, hãy nói chuyện với chuyên gia phục hồi chức năng chính của bạn.

Kế hoạch phục hồi của bạn có thể bao gồm các hoạt động hoặc bài tập để thực hiện ở nhà xen kẽ giữa các cuộc hẹn. Để bạn có thể đạt được nhiều tiến bộ nhất có thể, điều quan trọng là phải hoàn thành chúng. Nếu bạn có một vấn đề mãn tính, kéo dài thì chương trình tập tại nhà có thể trở thành một phần thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe của bạn.

Sau khi kết thúc phục hồi ung thư

Bằng cách giúp bạn lấy lại và duy trì một lối sống hiệu quả và không đau, phục hồi chức năng ung thư có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Trò chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn về việc khởi động lại phục hồi ung thư nếu khi nào bạn nhận thấy sự biến đổi trong các triệu chứng:

  • Làm cho bạn ít hoạt động hơn
  • Ngăn bạn thực hiện một hoạt động
  • Giảm khả năng làm các công việc hàng ngày

Bạn có thể được phục hồi ung thư bất cứ lúc nào trong hoặc sau khi điều trị ung thư.

Tài liệu tham khảo

What to Expect From Cancer Rehabilitation

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Đỗ Hồ Tĩnh Tâm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

X quang vú (còn gọi là Nhũ ảnh)

(25)
TS. BS. Hồ Hoàng Thảo Quyên. (Bệnh viện ĐH Y Dược TPHCM, Việt Nam University of California, Davis, USA) Chụp X quang là kỹ thuật dùng tia X phát ra, đi qua tuyến vú ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng bệnh ung thư là gì?

(13)
Phục hồi chức năng bệnh ung thư là gì? Ung thư và điều trị ung thư thường gây ra các vấn đề về thể chất, tâm thần và nhận thức. Những vấn đề này ... [xem thêm]

Mất cảm giác ngon miệng và sụt cân trong ung thư

(85)
Người dịch: BS. Lê Thị Mai Anh Người hiệu đính: BS Lê Thỵ Phương Anh Mất cảm giác ngon miệng hoặc không cảm thấy đói là một tác dụng phụ phổ biến của ... [xem thêm]

Tiêu chảy trong điều trị ung thư ở trẻ em

(82)
Biên dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Văn Tuy Tiêu chảy là gì? Tiêu chảy là một tình trạng phổ biến khi phân trở nên lỏng hoặc nước và ... [xem thêm]

Khả năng sinh sản: Những cách khác để trở thành bố mẹ

(86)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có cung cấp ... [xem thêm]

Thông tin cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua ung thư: Y khoa

(34)
Nắm rõ tiền sử y khoa của bản thân Nắm rõ tiền sử y khoa bản thân là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt. Nên hoàn thành một bản tóm tắt điều trị để ... [xem thêm]

Táo bón trong ung thư trẻ em

(40)
Biên dịch: BS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS. BS. Nguyễn Văn Tuy Táo bón là gì? Táo bón là tình trạng tiêu phân khó khăn, phân khó đi qua hoặc di chuyển ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN