Cắt túi mật nội soi

(4.13) - 13 đánh giá

Tìm hiểu chung

Cắt túi mật nội soi là gì?

Cắt túi mật nội soi là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ túi mật thông qua phương pháp nội soi. Sỏi mật là hiện tượng sỏi được hình thành trong túi mật. Sỏi mật khá thường gặp và có thể di truyền. Nguy cơ tạo sỏi mật tăng lên khi bạn già đi và khi bạn ăn một chế độ ăn giàu chất béo.

Với một số người, sỏi mật có thể gây những triệu chứng nghiêm trọng, với cơn đau quặn bụng (cơn đau bụng ở vùng thấp mạn sườn bên phải của bạn) là triệu chứng thường gặp nhất.

Khi nào bạn nên thực hiện cắt túi mật nội soi?

Nếu bạn bị đau bụng do sỏi mật, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ túi mật.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện cắt túi mật nội soi?

Phẫu thuật này thường được thực hiện qua nhiều đường mổ nhỏ hơn là một đường mổ lớn. Nếu bạn đã từng được phẫu thuật bụng ở vùng túi mật, bạn sẽ có xu hướng dễ bị chảy máu hoặc có các bệnh lý khác làm cho bác sĩ khó quan sát được túi mật, bạn có thể sẽ phù hợp với mổ hở hơn. Bác sĩ sẽ quyết định loại phẫu thuật nào là tốt nhất cho bạn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Các biến chứng có thể bao gồm chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương ống mật chủ. Ngoài ra, trong quá trình mổ cắt bỏ túi mật, ruột hoặc các mạch máu lớn có thể bị tổn thương khi các dụng cụ được đưa vào trong ổ bụng. Tuy nhiên, tất cả những biến chứng trên là khá hiếm. Các biến chứng khác cụ thể là:

  • Tổn thương các cấu trúc như ruột, bàng quang hoặc mạch máu;
  • Thoát vị vết mổ (các cấu trúc bên trong ổ bụng trồi ra qua vết mổ);
  • Tràn khí dưới da (hiện tượng những bong bóng khí tích tụ ở những mô dưới da);
  • Rò mật hoặc rớt sỏi;
  • Còn sót sỏi;
  • Đau kéo dài;
  • Tiêu chảy;
  • Viêm phúc mạc (phúc mạc hay còn gọi là màng bụng là một màng trơn láng và óng ánh che phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc hệ tiêu hoá của bạn);
  • Chấn thương ống mật;
  • Dị ứng;
  • Chấn thương ruột;
  • Tổn thương gan nghiêm trọng.

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng bằng cách cẩn thận làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn đói và ngưng một số thuốc nhất định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện cắt túi mật nội soi?

Bạn không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 8 giờ trước khi phẫu thuật.

Bạn có thể cần phải ngừng dùng thuốc, kể cả những loại thuốc giảm đau gây nghiện vào trước ngày phẫu thuật hoặc ngay ngày phẫu thuật. Bạn không nên tự ý thay đổi hoặc ngừng dùng thuốc mà không thảo luận với bác sĩ của bạn.

Hãy tuân thủ các hướng dẫn khác về việc chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật.

Quy trình thực hiện cắt túi mật nội soi như thế nào?

Phẫu thuật thường được thực hiện dưới hình thức gây mê và mất khoảng một giờ. Phẫu thuật viên sẽ rạch nhiều đường mổ nhỏ trên bụng của bạn, họ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật cùng với đèn soi vào bụng của bạn và thực hiện phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ tách rời ống túi mật và các động mạch nuôi. Họ sẽ gỡ túi mật ra khỏi gan và cắt bỏ nó.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện cắt túi mật nội soi?

Bạn có thể được về nhà sau hai đến bốn ngày. Bạn có khả năng quay trở lại làm việc sau khoảng sáu tuần tùy thuộc vào độ xâm lấn (can thiệp) của cuộc phẫu thuật lên cơ thể bạn và loại công việc của bạn.

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cắt túi mật nội soi là một phẫu thuật hết sức phổ biến đối với những người bị sỏi mật, nếu được chăm sóc kĩ lưỡng, bạn có khả năng hồi phục hoàn toàn và có thể quay trở lại với các hoạt động thường ngày.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống

(40)
Tìm hiểu chungGây tê tủy sống là gì?Có ba lớp màng bao bọc tủy sống của bạn, theo thứ tự từ ngoài vào trong, chúng được gọi là màng cứng, màng nhện và ... [xem thêm]

Rút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình

(72)
Tìm hiểu chungRút dụng cụ sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là gì?Trong các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, bác sĩ thường dùng các dụng cụ làm ... [xem thêm]

Cắt bỏ tuyến dưới hàm

(76)
Tìm hiểu chungCắt bỏ tuyến dưới hàm là gì ?Tuyến dưới hàm là hai tuyến nước bọt nằm hai bên ở phía dưới xương hàm dưới của bạn. Mỗi tuyến nước ... [xem thêm]

Tạo hình mũi

(49)
Tìm hiểu chungTạo hình mũi là gì?Tạo hình mũi là một loại phẫu thuật để cải thiện diện mạo mũi và cải thiện khả năng thở bằng mũi của bạn. Phẫu ... [xem thêm]

Dẫn lưu bể thận

(84)
Tìm hiểu chungDẫn lưu bể thận là gì?Dẫn lưu bể thận là thủ thuật để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi thận bằng cách sử dụng ống thông. Nước tiểu bình ... [xem thêm]

Thoát vị rốn ở trẻ

(16)
Định nghĩaPhẫu thuật thoát vị rốn là gì?Phẫu thuật thoát vị rốn là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối thoát vị quá lớn hoặc gây đau cho ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép xương

(13)
Ghép xương là phẫu thuật lấy mô xương để chữa trị gãy xương và khớp. Chấn thương hay những bất thường của hệ cơ xương khớp có thể làm tổn thương ... [xem thêm]

Thu gọn bụng

(43)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật thu gọn bụng là gì?Phẫu thuật thu gọn bụng còn được gọi là phẫu thuật thu gọn thành bụng hoặc tạo hình bụng hay căng da bụng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN