Thận trọng sống chung với các dị ứng nguy hiểm

(3.99) - 81 đánh giá

Định nghĩa

Bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?

Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng một loại thức ăn nào đó là có hại. Ngay cả một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, phát ban hoặc sưng đường hô hấp. Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí là sốc phản vệ.

Dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm với tình trạng không dung nạp thức ăn, cũng tạo sự khó chịu với người bệnh. Không dung nạp thức ăn là tình trạng sức khỏe ít nghiêm trọng, không liên quan đến hệ thống miễn dịch.

Những ai thường mắc phải bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm)?

Dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Dị ứng thức ăn xảy ra 6% đến 8% ở trẻ em và khoảng 4% người lớn. Trẻ em có thể bị dị ứng với sữa, đậu nành, lúa mì và trứng.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?

Đối với một số người, phản ứng dị ứng với một loại thức ăn đặc biệt có thể gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Đối với những người khác, phản ứng dị ứng thức ăn có thể rất đáng sợ và thậm chí đe dọa tính mạng. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường xuất hiện trong vòng vài phút đến hai tiếng sau khi ăn các thức ăn gây dị ứng.

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thức ăn phổ biến nhất bao gồm:

  • Nổi mề đay, ngứa;
  • Ngứa ran hoặc ngứa trong miệng;
  • Chóng mặt, choáng hoặc ngất xỉu;
  • Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở;
  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay nôn mửa;
  • Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể;
  • Sốc phản vệ: ở một số người, dị ứng thức ăn có thể kích hoạt một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Điều này có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng và triệu chứng, bao gồm tình trạng co thắt và thắt chặt của đường hô hấp, cổ họng sưng hoặc cảm giác có khối u trong cổ họng làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt, sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Tập thể dục gây ra dị ứng thực phẩm

Một số người bị dị ứng với một số loại thực phẩm khi kết hợp với tập thể dục. Ăn các loại thực phẩm nhất định có thể làm bạn cảm thấy ngứa và đầu óc quay cuồng ngay sau khi bạn bắt đầu tập thể dục. Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm do tập luyện có thể gây ra các phản ứng như phát ban hoặc sốc phản vệ. Do đó, bạn không nên ăn trước khi tập thể dục trong khoảng một vài giờ và tránh các loại thực phẩm nhất định để giúp ngăn chặn vấn đề này.

Hội chứng dị ứng phấn hoa, thực phẩm

Ở nhiều người mắc chứng sốt cỏ khô, trái cây tươi, rau quả, các loại hạt và gia vị nhất định có thể bị dị ứng và cảm thấy ngứa râm ran ở trong miệng. Ở một số người, hội chứng dị ứng phấn hoa, thực phẩm – đôi khi được gọi là hội chứng dị ứng đường uống – có thể gây sưng cổ họng hoặc thậm chí sốc phản vệ. Vì vậy, bạn cần nấu chín rau quả để giúp phòng ngừa tình trạng này. Trái cây và rau nấu chín thường không gây ra triệu chứng phản ứng chéo dị ứng miệng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng dị ứng thức ăn ngay sau khi ăn. Hãy gặp bác sĩ ngay khi các phản ứng dị ứng xảy ra, điều này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán dễ hơn. Bạn cần được điều trị khẩn cấp nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?

Khi bạn bị dị ứng thức ăn, hệ thống miễn dịch nhầm một loại thức ăn cụ thể hoặc một chất có trong thức ăn là có hại. Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ sản sinh ra các kháng thể được gọi là kháng thể globulin miễn dịch E (IgE) để trung hòa các tác nhân gây dị ứng. Các kháng thể IgE cảm nhận và tác động lên hệ thống miễn dịch của bạn để giải phóng chất histamine. Chất này gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng bao gồm chảy nước mũi, ngứa, khô họng, phát ban và

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chăm sóc da mặt trong thai kỳ liệu có an toàn?

(23)
Chị em phụ nữ hiện đại ngày nay rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da mặt ngay cả trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tìm hiểu rõ về phương pháp chăm ... [xem thêm]

Mách mẹ cách làm siro mận thơm ngon cho bé giải nhiệt mùa nắng

(74)
Những ngày này, khi quả mận đang vào mùa, hãy cùng Hello Bacsi vào bếp học cách làm siro mận cho bé yêu thưởng thức trong mùa hè nắng nóng này nhé. Quả mận, ... [xem thêm]

Tác dụng tuyệt vời của quả kiwi cho mẹ và bé

(83)
Ngoài hương vị thơm ngon tự nhiên, quả kiwi còn có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai.Phụ nữ thường thèm ăn trong thời kỳ mang thai và phần lớn các mẹ ... [xem thêm]

Có thể bạn đang có dấu hiệu nghiện sex mà không hề biết!

(26)
Ham muốn quan hệ tình dục là một đặc tính cơ bản của con người. Tuy nhiên, ham muốn và nghiện sex là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn. Nghiện sex hay nghiện ... [xem thêm]

Yoga nóng – xu thế “hot” không nên bỏ lỡ

(73)
Những lo ngại về tình trạng béo phì, thừa cân, mỡ, bụng chảy xệ đang ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trí của nhiều người. Thừa cân không chỉ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Bạn hãy thử dạy trẻ cách cầm đũa vừa vui vừa hiệu quả

(94)
Dạy trẻ cách cầm đũa là một cột mốc phát triển quan trọng đối với nhiều bậc cha mẹ ở châu Á. Một vài mẹo dưới đây của Chúng tôi sẽ giúp việc ... [xem thêm]

Bí quyết tổ chức tiệc tùng lành mạnh và năng động

(48)
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Do đó, nguyên liệu bạn sử dụng và cách bạn chế biến chúng có thể tạo ra nhiều sự thay ... [xem thêm]

Dầu cám gạo: Gợi ý mới cho căn bếp của gia đình

(60)
Dầu cám gạo ngày càng được ưa chuộng và quảng bá rộng rãi nhờ vào những tác dụng tốt cho sức khỏe chẳng hạn như giúp giảm cân, có lợi cho tim…Dầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN