Thai nhi 37 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.5) - 25 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi

Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào?

Bé của mẹ khi được 37 tuần tuổi sẽ có kích thước cỡ một bó rau cải, dài khoảng 48 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 2,85kg. Đến bây giờ, bé đã phát triển với đầy đủ khả năng phối hợp các bộ phận để các ngón tay bé có thể nắm bắt. Khi thấy ánh sáng, bé có thể quay mặt về phía trong của tử cung.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 37

Mang thai 37 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Sau tuần 37, mẹ sẽ mất đi các lớp nhầy niêm mạc tử cung để tránh bị nhiễm trùng. Các lớp nhầy có thể bị mất đi trong vòng vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ. Lớp nhầy này thường dày đặc, màu vàng và có thể nhuốm máu. Khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho việc sinh nở, các lớp nhầy này sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Hãy chắc chắn rằng mẹ trao đổi với bác sĩ về bất kỳ chất dịch nào mà cơ thể thải ra trong giai đoạn thai nhi được 37 tuần tuổi.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Trong tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Nếu mẹ bị chảy máu đỏ tươi tạo thành một hoặc hai đốm máu vào bất cứ lúc nào trong tháng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Đây có thể là một dấu hiệu của đứt nhau thai, một vấn đề nghiêm trọng trong đó nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung.
  • Trong tuần thai thứ 37, nếu mẹ đau bụng dữ dội và liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng nó có thể là một dấu hiệu của nhau bong non. Ngoài dấu hiệu bị đau, mẹ cũng có thể bị sốt, tiết dịch âm đạo và có thể bị nhiễm trùng.
  • Việc hoạt động của bé giảm phần nào trong vài ngày trước khi sinh là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc giảm tần số của chuyển động có thể là một tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn. Để kiểm tra cử động của bé, hãy nằm nghiêng về bên trái và tính số lần chuyển động của bé mà mẹ cảm nhận được. Nếu mẹ nhận thấy ít hơn 4 cử động trong mỗi giờ hoặc nếu mẹ lo lắng về chuyển động của bé giảm xuống, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 37 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Nếu mẹ sợ hãi và lo lắng trong khi chuyển dạ, mẹ sẽ sinh khó khăn hơn. Sự căng thẳng sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng trong cơ thể và cuối cùng có thể gây trở ngại cho việc sinh nở. Các chuyên gia gọi nó là chu kỳ căng thẳng – sợ hãi – đau đớn. Trong giai đoạn mang thai 37 tuần, để giữ cho mình khỏi bị quá căng thẳng, mẹ cần bàn luận với bác sĩ hoặc chồng để tìm ra cách để thư giãn nhất có thể, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ sẽ gặp bác sĩ hàng tuần kể từ bây giờ cho đến khi em bé ra đời. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí sinh của em bé: đầu trước, chân trước hoặc mông trước bên trong tử cung của mẹ. Hầu hết trẻ em sẽ nằm ở vị trí đầu trước. Khi ngày sinh tới gần hơn, bác sĩ có thể sử dụng từ ngữ vị trí sinh ra đầu tiên. Vị trí sinh ra đầu tiên chỉ phần cơ thể của em bé nằm sâu dưới vùng xương chậu nhất. Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 37

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Trong thời điểm thai nhi 37 tuần tuổi, nếu mẹ sử dụng thuốc có chứa hoạt chất dimenhydrinate (như thuốc Vomina®, Novomin®) để giảm tình trạng say tàu xe khi di chuyển trong khi mang thai sẽ không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này trong một thời gian dài cũng sẽ không có vấn đề nào bất thường. Tuy nhiên, nếu mẹ không chắc chắn về sự an toàn của nhiều loại thuốc trên thị trường, hãy gọi cho bác sĩ để xin được tư vấn.

Việc sử dụng thuốc dimenhydrinate cho say tàu xe khi di chuyển trong khi mang thai sẽ không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này trong một thời gian dài cũng sẽ không có vấn đề nào bất thường. Nếu mẹ không chắc chắn về sự an toàn của thuốc trên thị trường trôi nổi, hãy gọi cho bác sĩ để xin tư vấn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về viêm hang vị dạ dày phù nề sung huyết?

(84)
Viêm hang vị dạ dày phù nề sung huyết là một trong hai nhóm nhỏ của viêm hang vị. Bệnh xuất hiện cùng những thương tổn nặng nề cũng như sự hiện diện ... [xem thêm]

[Ảnh động] Vòng 3 hoàn hảo đâu chỉ nhờ squat

(81)
Hiện nay, trào lưu tập squat để hướng đến vòng 3 săn chắc và đầy đặn đã không còn xa lạ đối với những nàng yêu tập luyện thể thao, mong muốn một ... [xem thêm]

7 điều bạn cần thuộc nằm lòng khi tự nhuộm tóc tại nhà

(60)
Bạn đang chuẩn bị nhuộm tóc tại nhà để thay đổi hình ảnh vào năm mới? Hãy lưu ý những một số nguyên tắc quan trọng để tránh làm hỏng mái tóc khỏe ... [xem thêm]

Trà xanh ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

(81)
Nếu bạn thích uống trà xanh, một hoặc hai cốc trà xanh mỗi ngày sẽ không gây hại gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, ... [xem thêm]

Cùng chuyên gia giải đáp về bảo hiểm nhân thọ

(74)
Mọi người thường tin rằng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là một. Tuy nhiên, đây là 2 loại bảo hiểm riêng biệt với chức năng và mục đích ... [xem thêm]

Thiếu máu do thiếu sắt: ăn thịt đỏ thôi có đủ?

(44)
Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất trên thế giới. Ước tính cho thấy 30–70% người dân ở các nước nghèo nhất trên thế giới bị ... [xem thêm]

Bệnh hói đầu: Nguyên nhân và triệu chứng

(57)
Bệnh hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch phổ biến, thường khiến tóc rụng nhiều đột ngột, hình thành những mảng da đầu bị trống. Đây cũng ... [xem thêm]

Hội chứng Froehlich

(84)
Tìm hiểu chungHội chứng Froehlich là gì?Hội chứng Froehlich là một tập hợp những bất thường về nội tiết được cho là kết quả từ tổn thương vùng dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN