Giải đáp thắc mắc về các loại tên thuốc phổ biến

(3.99) - 17 đánh giá

Bạn thắc mắc, tại sao chỉ với một loại hoạt chất mà lại có nhiều tên thuốc như vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các loại tên thuốc phổ biến.

Cùng một thành phần hoạt chất nhưng thuốc có nhiều tên khác nhau làm bạn phân vân, khó hiểu khi mua và sử dụng sản phẩm? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn phân biệt các tên thuốc một cách dễ dàng.

Có bao nhiêu tên thuốc phổ biến?

Một loại thuốc thường có ít nhất 3 tên dùng trong suốt giai đoạn nghiên cứu và phê duyệt lưu hành. Những tên gọi này bao gồm “chemical name”, “brand name” và “generic name”

Chemical name (tên hoạt chất)

Chemical name là tên đầu tiên mà hoạt chất được đặt, bắt nguồn từ thành phần cấu tạo của các nguyên tử. Vì vậy, chemical name thường rất dài, phức tạp và ít được sử dụng trong điều trị hay mua bán.

Chỉ có các nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu mới sử dụng Chemical name.

Brand name (biệt dược gốc)

Ở giai đoạn cuối, chuẩn bị tung ra thị trường, thuốc có một tên mới là brand name sau khi được phê duyệt sử dụng và mua bán. Brand name thường đại diện cho một công ty, nơi điều chế thuốc. Bằng sáng chế thuốc của công ty này thường được pháp luật bảo hộ. Khi những loại thuốc được sản xuất và mua bán trên thị trường, nó thường được biết đến bởi brand name, vì vậy một brand name tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích thương mại. Có rất nhiều tiêu chuẩn cho một công ty khi lựa chọn brand name, các tiêu chuẩn đó thường bao gồm:

  • Tên thuốc phải ngắn gọn và dễ nhớ;
  • Không trùng lắp với bất kỳ tên thuốc nào trước đây đã được lưu hành trên thị trường.

Tên brand name cũng nên lưu ý, tránh gây hiểu lầm giữa các nền văn hóa và đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm khi được lưu hành toàn cầu.

Khi thời hạn bảo hộ độc quyền của thuốc brand name hết hiệu lực, những nhà sản xuất khác có quyền sử dụng chung công thức với loại thuốc này và tạo ra những sản phẩm khác tương tự. Tuy nhiên, những phiên bản mới của thuốc phải đáp ứng nhu cầu về thành phần, liều lượng nồng độ và hình thức của liều thuốc, đúng theo như quy định của luật pháp. Khi đó những nhà sản xuất có thể sử dụng tên thương mại riêng (thuốc generic) của họ. Đây cũng là lý do tại sao thuốc chỉ có một chemical name và một brand name, nhưng lại có nhiều generic name khác nhau.

Generic name (thuốc sao chép)

Sau khi thời hạn độc quyền của brand name kết thúc , các công ty khác được quyền sao chép công thức và tạo ra loại thuốc tương tự. Loại thuốc đó có thể mang thương hiệu khác nhưng không có bản quyền và được gọi chung là thuốc generic (thuốc sao chép). Vì có thể có nhiều công ty sản xuất thuốc dựa vào hoạt chất và công thức của thuốc brand name nên có thể có rất nhiều tên thuốc cho cùng hoạt chất và chỉ định của nhiều công ty khác nhau.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích chữa bệnh không ngờ từ cây hoa cứt lợn

(54)
Cây hoa cứt lợn là một loại thảo mộc mọc quanh năm, có chiều cao khoảng 60 cm và nở ra các bông hoa nhỏ màu tím nhạt khá đẹp mắt ở mỗi ngọn cành lông ... [xem thêm]

Làm “chuyện ấy” khi đang ngủ, coi chừng bị miên dâm!

(50)
Chúng ta có thể quan hệ tình dục ngay cả khi ngủ và hội chứng này được gọi là miên dâm. Hội chứng này là một loại của hội chứng rối loạn giấc ngủ, ... [xem thêm]

Chăm sóc cún cưng chỉ với dầu dừa

(39)
Từ lâu, dầu dừa đã được công nhận là rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Nó mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời về nhiều mặt như chăm sóc ... [xem thêm]

Nha khoa thẩm mỹ: Các phương pháp bạn nên biết

(42)
Ngày nay, nha khoa thẩm mỹ đang trở nên phổ biến, từ làm trắng, chỉnh hình răng, trám răng hay trồng răng. Các nha sĩ có rất nhiều công nghệ và thiết bị ... [xem thêm]

Thai nhi 7 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(17)
Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổiThai nhi tuần 7 phát triển như thế nào?Thai nhi 7 tuần tuổi có kích thước bằng quả táo xanh và đã tăng gấp đôi so với ... [xem thêm]

Bạn có vô tình làm tổn thương gan?

(12)
Nóng gan gây nổi mụn, ngứa ngáy da chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài cho thấy tình trạng tổn thương gan của bạn đang nằm trong mức báo động.Gan là ... [xem thêm]

Đặt nội khí quản: Thủ thuật mang tính sống còn khi cấp cứu

(10)
Đặt nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật. Đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong ... [xem thêm]

Sụt cân không chủ đích

(56)
Tìm hiểu chungSụt cân không chủ đích là bệnh gì?Sụt cân không rõ nguyên do hoặc sụt cân không chủ đích – đặc biệt là nếu giảm mạnh hay liên tục – có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN