Thai nhi 25 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.8) - 49 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi

Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi, lúc này bé có kích thước cỡ một củ cải với trọng lượng trung bình khoảng 680g và dài khoảng 37,6 cm tính từ đầu đến gót chân.

Bạn có thể nhận thấy rằng bé có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và tỉnh táo. Bạn sẽ cảm nhận được hoạt động của thai nhi dễ dàng hơn khi bạn ít vận động hơn. Thính giác của bé tiếp tục phát triển và bây giờ bé có thể nghe thấy giọng nói của bạn.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 25

Mang thai 25 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Mang thai đến tuần 25 có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu liên quan đến tiêu hóa. Hormone progesterone không chỉ làm chậm sự trống rỗng của dạ dày mà còn làm giãn van lối vào dạ dày khiến nó không thể đóng lại đúng cách. Điều này cho phép những chất có tính axit trong dạ dày di chuyển lên trên vào thực quản và kết quả là bạn bị trào ngược (hay còn được gọi là chứng ợ nóng) và điều này có thể làm cho bữa ăn yêu thích của bạn trở thành một cơn ác mộng. Việc tử cung ngày càng to hơn sẽ đặt thêm áp lực lên dạ dày trong vài tháng cuối của thai kỳ. Vậy nên bạn hãy thử ăn những bữa ăn nhỏ, ăn thường xuyên hơn và tránh các thức ăn cay và béo.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Thời gian mang thai chứa đầy những thăng trầm – đây không chỉ nói đến tâm trạng và ham muốn thể xác của bạn mà còn nói đến mức năng lượng mà bạn có. Sau ba tháng đầu mệt mỏi, ba tháng kế tiếp bạn sẽ luôn cảm thấy giàu năng lượng và cảm thấy thoải mái. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để theo đuổi bất kỳ hoạt động nào như tập thể dục, tình dục, du lịch. Nhưng vào tam cá nguyệt thứ ba, nhiều phụ nữ mang thai lại bắt đầu cảm thấy nặng nề và chỉ muốn được nằm lên ghế sofa và nghỉ ngơi.

Như mọi khi, sự mệt mỏi chính là một tín hiệu từ cơ thể của bạn, vì vậy bạn phải chú ý đến điều này. Bạn nên tập vài bài thể dục, nhưng hãy chắc chắn rằng đúng loại hình và đúng thời điểm. Nếu chạy khi bụng đói, bạn có thể sẽ vội vàng hấp tấp và điều này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Hãy duy trì hàm lượng đường trong máu bằng những món đồ vặt giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (phô mai và bánh quy giòn, trái cây khô, một ly sinh tố sữa chua) sẽ cung cấp năng lượng lâu dài hơn so với caffeine hoặc đường.

Thai nhi được 25 tuần, bạn sẽ cần tiết kiệm sức lực để chuẩn bị cho việc chuyển dạ, sinh con và quan trọng hơn nữa là quãng thời gian chăm sóc con sau đó.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 25 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Từ tuần thai thứ 28, sẽ tốt hơn nếu bạn kiểm tra cử động thai nhi hai lần một ngày: một lần vào buổi sáng – khi hoạt động có xu hướng thưa thớt hơn và một lần vào buổi tối – khi bé trở nên năng động hơn. Hãy hỏi bác sĩ về các cách kiểm tra nên dùng trong suốt quá trình phát triển của thai nhi hoặc bạn cũng có thể dùng cách kiểm tra sau: Kiểm tra đồng hồ và bắt đầu đếm bất kỳ loại chuyển động nào của bé (đá, rung, sột soạt, cuộn). Dừng đếm khi bạn đạt đến 10 và nhớ lưu ý thời gian.

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được 10 chuyển động trong vòng 10 phút hoặc đôi khi nó sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu bạn không đếm được đủ 10 động tác vào cuối thời gian đã định, hãy uống nước trái cây hoặc ăn một món nhẹ, đi bộ một chút, thậm chí đưa đẩy nhẹ bụng một chút; sau đó nằm xuống, thư giãn và tiếp tục đếm. Nếu hai giờ trôi qua mà không có 10 chuyển động, hãy gọi cho bác sĩ. Càng gần đến ngày sinh nở thì việc kiểm tra thường xuyên cử động thai sẽ càng quan trọng hơn.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Cho đến tuần thai thứ 25, việc đi khám bác sĩ đã bắt đầu trở thành một thói quen tốt. Bạn có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của bạn và cách khám của bác sĩ:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Giãn tĩnh mạch chân, sưng bàn tay và bàn chân
  • Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose
  • Xét nghiệm máu cho bệnh thiếu máu
  • Tiêm vắc xin bạch hầu
  • Các triệu chứng bạn đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường
  • Lập danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề bạn muốn thảo luận với bác sĩ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 25

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Thai nhi phát triển đến tuần 25, bạn có thể tập nâng tạ trong một giới hạn nhất định nhưng phải được bác sĩ chấp thuận. Đây là cách tuyệt vời để giữ vóc dáng cho bạn trong quá trình mang thai cũng như cung cấp nhiều lợi ích cho cơ thể bạn sau khi sinh con. Chỉ cần ghi nhớ rằng các mục tiêu tập luyện của bạn bây giờ sẽ hướng đến việc duy trì cân nặng ổn định.

Nếu bạn đang có lo ngại về việc tắm bùn và dùng phương pháp điều trị spa khác trong giai đoạn mang thai tuần 25 thì hãy biết rằng điều này phụ thuộc vào phương pháp sử dụng. Một số phương pháp thì an toàn trong khi một số khác có thể đau đớn hơn so với bình thường.

Ngoài ra, một số cách như tắm bùn là một ý tưởng tồi trong khi bạn đang mang thai. Bất kỳ điều trị spa nào làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn như tắm bùn, tắm rong biển, phòng tắm hơi, bồn tắm nước nóng hoặc tắm hơi thì hầu như sẽ không an toàn cho bạn khi mang thai. Tất cả những phương pháp này có thể làm cho bạn mất dịch cơ thể (mất nước) và phải chịu nhiệt độ quá nóng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bí quyết sử dụng lô hội trị mụn trứng cá hiệu quả

(93)
Lô hội hay thường gọi nha đam từ xa xưa đã được sử dụng để chữa bệnh, làm lành vết thương. Ngoài ra, lô hội còn được sử dụng để làm đẹp đặc ... [xem thêm]

Các bài tập giúp phục hồi di chứng tai biến mạch máu não

(49)
Việc gặp phải các di chứng tai biến mạch máu não làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Do đó, người bị tai biến cần được ... [xem thêm]

Sự thật bất ngờ về các triệu chứng của bệnh đau lưng

(29)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Cho con ăn lượng đường bao nhiêu mới là tốt?

(96)
Trẻ em luôn bị mê hoặc bởi những thức quà vặt như kẹo, sô-cô-la hay các loại nước ngọt nhưng bố mẹ cần phải biết rằng việc tiêu thụ một lượng ... [xem thêm]

Đừng chủ quan khi bạn bị viêm họng cấp!

(74)
Bệnh viêm họng cấp là vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến, có thể xảy ra quanh năm. Tình trạng này có thể mau chóng biến mất trong thời gian ngắn nhưng ... [xem thêm]

Hướng dẫn: Cách quan hệ lâu ra để cuộc yêu thăng hoa

(93)
Khả năng giữ vững phong độ trên giường lâu dài không những giúp các quý ông tự tin hơn mà còn giúp tình cảm vợ chồng trở nên mặn nồng. Tuy nhiên, sau một ... [xem thêm]

Có dấu hiệu có kinh nhưng không có kinh: Nguyên nhân do đâu?

(19)
Bạn có dấu hiệu có kinh như chướng bụng, mệt mỏi, đau bụng… nhưng lại không có kinh? Đừng bỏ qua vì đây có thể là triệu chứng ban đầu của các vấn ... [xem thêm]

Nám và các phương pháp điều trị nám hiệu quả

(15)
Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng trong một khoảng thời gian dài hoặc đi dưới ánh mặt trời mà không thoa kem chống nắng, trên da sẽ xuất hiện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN