Chăm sóc da khi bị bệnh tiểu đường

(3.84) - 32 đánh giá

Da khô là một trong những tình trạng về da phổ biến. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da khô khiến bạn phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với làn da. Thay vì phải đau đầu tìm kiếm một hãng cụ thể, điều quan trọng nhất là xác định thành phần trên bao bì để biết loại kem dưỡng này có đáng tin hay không và liệu có giúp các nàng cải thiện được tình trạng da khô hay không.

Kem dưỡng ẩm có thể đem đến tác động tuyệt vời trên làn da khô của bạn. Bước tiếp theo là kiểm soát các yếu tố môi trường có tác động đến làn da. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn chọn được kem dưỡng ẩm cho da khô hiệu quả:

Thành phần bắt buộc phải có trong kem dưỡng ẩm cho da khô

Để khắc phục tình trạng da khô bạn nên tìm kiếm những sản phẩm dưỡng da công thức chứa những thành phần dưới đây. Chúng đều đã được kiểm nghiệm giúp cải thiện tình trạng da khô:

1. Chất chống oxy hoá

Chất chống oxy hóa là một nhóm những thành phần tự nhiên giúp giảm những tổn thương từ bên trong cũng như từ môi trường. Tại sao chúng lại quan trọng đến vậy? Da bị khô là hiện tượng da mất khả năng duy trì độ ẩm bình thường. Trừ loại da khô vĩnh viễn – do sự huỷ hoại của ánh nắng mặt trời hay do bạn đã vô tình sử dụng những sản phẩm làm hư tổn bề mặt da. Chất chống oxy hoá có thể hạn chế những tác hại gây ra do tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều và kể cả việc suy giảm miễn nhiễm ở bên trong.

2. Những hợp chất giữ tế bào da

Những hợp chất này kết nối với nhau để tạo ra một màng chắn vững chắc cho da. Một lớp màng chắn tốt sẽ giúp da mịn và mềm hơn. Có nhiều thành phần tương tự, bao gồm những hợp chất phổ biến như Hyaluronic acid[1], Sodium hyaluronate, Cholesterol và Ceramides.

3. Chất làm mềm

Chất này có tác dụng ngăn ngừa sự mất nước trong da và bảo vệ da. Ngăn ngừa tình trạng mất nước là chìa khoá để duy trì độ ẩm. Chất làm mềm này có thể ở dạng lỏng hay đặc và bao gồm những loại dầu thực vật không mùi như Petrolatum, axit béo (Linoleic acid, Glycerin, Triglycerides) và chất cồn béo.

4. Những chất chống viêm nhiễm

Những chất này làm giảm sưng tấy, mẩn đỏ, đau, ngứa. Chất chống oxy hoá cũng nằm trong phân loại này. Những thành phần này bắt buộc phải có trong sản phẩm chăm sóc da để giảm các yếu tố gây nhiễm trùng cho da.

Đôi khi da khô gây viêm da, từ đó gây đỏ và ngứa da. Trong những trường hợp này, điều trị cần thiết bao gồm chất kháng viêm corcicosteroid. Nếu da có vết nứt hở rỉ dịch, bác sĩ có thể kê toa thuốc nước có màu để giúp vết thương mau khô và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Những thành phần không nên có trong kem dưỡng cho da khô

  • Hiện nay, nhiều loại kem có những thành phần còn làm tình trạng da vốn bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có những thành phần dễ gây ra phản ứng phụ. Đó có thể là chất cồn và mùi hương, bao gồm dầu thơm đến từ cây oải hương, hoa hồng, chanh hay bạc hà.
  • Nếu bạn tìm ra những thành phần không nên có ở một kem dưỡng da bạn dự định mua, hãy loại bỏ nó ra khỏi danh sách ngay lập tức. Nhiều thành phần như dầu thực vật bay hơi tạo ra những hợp chất tự nhiên hay hữu cơ rất dễ gây kích ứng và viêm nhiễm.

Tóm lại, chúng tôi muốn nhấn mạnh với bạn rằng, kem dưỡng ẩm cho da khô không quan trọng ở nhãn hiệu, mùi hương hay giá cả, mà là ở thành phần bên trong kem dưỡng. Đừng để bị đánh lừa bởi lớp vỏ bên ngoài bắt mắt mà rước thêm kẻ thù cho làn da khô của mình. Bạn hãy luôn cân nhắc kĩ trước khi mua các sản phẩm chăm sóc da để trở thành một người mua hàng thông minh.

Bạn có thể kiểm soát tình trạng da khô không?

Điều quan trọng nhất về chăm sóc da là cách quản lý và điều trị duy trì. Nếu bạn ngưng điều trị sau khi da đẹp hơn thì rồi da của bạn cũng sẽ khô trở lại. Dưới đây là những gợi ý cho bạn:

  • Làm ẩm: Kem dưỡng ẩm đóng vai trò bảo vệ da khỏi bị mất nước. Thoa kem vài lần mỗi ngày. Đối với da khô, thoa một lớp dày hơn để có tác dụng tốt hơn. Khi chọn mỹ phẩm, bạn nên chọn những loại được sản xuất riêng cho da khô và chứa các chất dưỡng ẩm. Đối với làn da đặc biệt khô, bạn nên nghĩ đến chất dưỡng ẩm chứa dầu, như dầu cho em bé. Các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da khô có chứa loại dầu này sẽ giữ ẩm hiệu quả cho da bạn. Một lựa chọn khác là pommade, có chứa mỡ (Vaseline, Aquaphor). Tuy nhiên, những chất này rất trơn, bạn nên chỉ dùng vào ban đêm.
  • Dùng nước ấm và hạn chế tắm lâu: Không gì thoải mái bằng được tắm bồn thật lâu sau một ngày vất vả. Tuy nhiên, tắm quá lâu với nước nóng sẽ làm giảm lượng dầu trên da bạn. Để giúp da khỏe hơn, bạn nên thay bằng nước ấm và chỉ nên tắm 10 phút thôi.
  • Sử dụng xà phòng dưỡng ẩm, tránh kích ứng: Các loại kem hay xà phòng dịu nhẹ là phù hợp nhất cho da khô – loại da bình thường đã rất nhạy cảm với các hóa chất do lớp dầu bảo vệ mỏng manh. Bạn chỉ nên chọn các loại xà phòng nhẹ có chứa dầu và chất béo. Tránh các loại thuốc khử mùi và chất kháng khuẩn, nước hoa và rượu bia.
  • Thoa kem dưỡng ngay sau khi tắm: Sau khi tắm, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn sạch, sau đó dùng kem dưỡng ẩm cho da khô khi da còn ẩm để giúp nước giữ lại và tăng hấp thụ dưỡng chất vào da.
  • Sử dụng máy làm ẩm: Không khí nóng, khô trong nhà có thể làm da khô và ngứa. Máy làm ẩm giúp làm ẩm không khí trong nhà. Nhưng hãy nhớ sử dụng nước sạch và giữ máy không bị dính vi khuẩn hay nấm nhé.

Nếu da khô gây ngứa, hãy chườm mát cho vùng da đó. Để làm giảm viêm, hãy dùng loại kem dưỡng ẩm cho da khô có chứa hydrocortisone[2] không cần kê toa, chứa ít nhất 1% hydrocortisone. Nếu những cách này không làm giảm triệu chứng hay các triệu chứng nặng thêm thì hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ ngay bạn nhé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hoặc phương pháp điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Danh sách các thực phẩm giàu omega-3 cho gia đình

(58)
Mặc dù thực phẩm chức năng omega-3 xuất hiện ngày càng nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nguồn thực phẩm giàu omega-3 ngay trong tự nhiên.Omega-3 là ... [xem thêm]

Đo huyết áp tại nhà là gì?

(94)
Tên kĩ thuật y tế: Đo huyết áp tại nhàBộ phận cơ thể/ Mẫu thử: Cánh tayTìm hiểu chungĐo huyết áp tại nhà là gì?Đo huyết áp tại nhà là xét nghiệm đo ... [xem thêm]

13 thực phẩm tốt cho tim mạch nên xuất hiện trong thực đơn

(53)
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể dùng thêm các loại thực phẩm tốt cho tim mạch nhằm nâng cao sức khỏe cũng như đối phó với những vấn đề phát sinh ... [xem thêm]

Tìm hiểu về bệnh bướu basedow ở trẻ em

(88)
Bệnh basedow là một rối loạn tự miễn gây ra cường giáp, khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và xuất hiện bướu cổ, có thể xảy ra ở cả trẻ em. Các ... [xem thêm]

8 cách giúp bạn không bị kiểm soát trong giao tiếp

(18)
Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bản thân rất dễ bị kiểm soát trong các mối quan hệ với cấp trên, người tuyển dụng… hay thậm chí là bạn bè và người thân ... [xem thêm]

5 cách khôi phục nhịp sinh học bạn nên nắm rõ

(12)
Sức khỏe sẽ suy giảm nhanh chóng nếu bạn có những thói quen xấu gây đảo lộn nhịp sinh học như ăn uống không điều độ, thức khuya, dậy muộn… Lúc này, ... [xem thêm]

Nhóm thuốc NSAIDs: Sử dụng sao cho an toàn?

(42)
NSAIDs được xem là nhóm thuốc rất phổ biến với nhiều bệnh nhân trong điều trị các bệnh lý như cơ xương khớp, đau đầu, đau bụng hay hạ sốt… Hiểu rõ ... [xem thêm]

Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân đằng sau là gì?

(74)
Bà bầu bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN